Việc livestream thành công hay không phụ thuộc vào mức độ an toàn của nền tảng streaming. Hoạt động live stream đòi hỏi được bảo vệ bởi DRM. Lý do: Hoạt động truy cập trái phép có thể làm tổn hại các chiến lược thúc đẩy doanh thu. Trong những bước tiếp theo Thủ Đô Multimedia sẽ chia sẻ cách thức DRM bảo vệ hoạt động livestream.

Như đã chia sẻ trong những bài viết trước, DRM hay Digital Rights Management là cách thức bảo vệ nội dung số với người xem bằng cách ngăn cản hành vi sao chép hay vi phạm bản quyền. DRM đã phát triển trở thành một công cụ buộc-phải-có đối với bất cứ nền tảng video livestream theo yêu cầu nào. DRM đảm bảo rằng, nội dung video được lưu trữ và chuyển đổi thành một định dạng được mã khoá. Nhờ vậy, chỉ những người dùng và thiết bị được cấp phép mới có thể xem video.

Nói một cách đơn giản, DRM là một công nghệ ngăn chặn hoạt động vi phạm bản quyền được người sáng tạo nội dung sử dụng nhằm giới hạn hoạt động sử dụng các nội dung số. Mục đích chính của DRM là ngăn người dùng truy cập, sao chép và chia sẻ các nội dung.

Cách thức DRM bảo vệ hoạt động livestream

Một hệ thống DRM đòi hỏi máy chủ cấp phép, đóng gói, mã hoá riêng biệt. Trước khi một live stream bắt đầu, nội dung video live sẽ được mã hoá và đóng gói, thường sử dụng nhiều hệ thống DRM khác nhau để tương thích với nhiều thiết bị. Ở đầu ra, khi một người xem cố gắng chơi lại một livestream cụ thể nào đó, máy chơi sẽ yêu cầu một chìa khoá (key) từ một máy chủ chuyên cấp phép. Máy chủ này sau đó xác định xem liệu người xem và thiết bị có bản quyền hay không. Sau đó, nó sẽ tạo ra một giấp phép (license) chứa một chìa khoá giải mã (key), hồi đáp lại yêu cầu. Nhờ sử dụng giải mã đó, ứng dụng chơi video sẽ chơi nội dung livestream cho người dùng.

Về cơ bản, quy trình 5 bước mã khoá DRM bao gồm:
1. Chuyển đổi định dạng: Livestream được mã hoá trên các máy chủ livestream đám mây thành các định dạng tương thích như MPEG-DASH hoặc HLS

2. Mã hoá: Bộ mã hoá sẽ mã hoá các files bằng các khoá từ một hoặc nhiều DRM. Khi sử dụng chúng, giải pháp DRM tích hợp vào dữ liệu thành một file kết xuất đồ hoạ – không thể đọc bởi những ai không sở hữu giải khoá thích hợp.

3. Lưu trữ: Video tương thích được lưu trữ trong một CDN, sẵn sàng cho người xem khi nhấn nút chơi video.

4. Xác thực: Máy chơi video “giao tiếp” với máy chủ DRM để kiểm tra xem giấy phép được cấp có hợp lệ không.

5. Chơi video: Ngay khi quá trình xác thực thành công, máy chơi có thể giải khoá video và chơi chúng theo yêu cầu của người dùng.

Hãy liên hệ với Thủ Đô Multimedia để nhận tư vấn giải pháp DRM phù hợp nhất với công ty bạn.