Tại sao DRM lại rất cần thiết?

Tại sao DRM lại rất cần thiết?

Các sản phẩm kĩ thuật số (phim ảnh, tin tức, nhạc số…) đều có chủ sở hữu (nói một cách “kĩ thuật” là đều có bản quyền) – không phải những người phát tán chúng mà là những người làm ra chúng (các xưởng phim, các nhà xuất bản).

Ngay cả khi chúng ta mua các sản phẩm này, chúng không thuộc sở hữu của chúng ta. Chúng ta có quyền chơi nhạc, xem phim nhưng không có quyền phân phối hay sao chép chúng. Bất cứ nội dung nào không được bảo vệ, lan truyền trên hệ thống mạng có thể dễ dàng bị hack bởi các hacker có kinh nghiệm. Tiếp đó, nội dung được phân phối tràn lan trên mạng. Hành động trái phép này nên được kiểm soát ngay từ đầu, tránh những hành vi xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ.

DRM (Digital Rights Management systems) được dùng để ngăn chặn các nội dung này không bị tải xuống, sao chép và từ đó ngăn những thiệt hại về tài chính với chủ sở hữu. Khi một nền tảng phân phối nội dung muốn trình chiếu các nội dung được bảo vệ, nó phải tích hợp hệ thống phần mềm trong quá trình lưu trữ và tái phân phối, bao gồm cả DRM (Digital Rights Management).

Tại sao DRM lại rất cần thiết?

Bởi có rất nhiều hệ thống phân phối nội dung khác nhau (qua website, ứng dụng, TV…) và để tránh sập hệ thống, các studio sản xuất nội dung thường lựa chọn các thương hiệu uy tín. Về mặt kỹ thuật, sản phẩm DRM bao gồm một “khoá” nội dung sử dụng một mật mã. Việc tích hợp DRM vào hệ thống không hề đơn giản. Nó đòi hỏi một chứng nhận trong sản phẩm và đánh giá các yếu tố khác nhau như: hệ thống nội dung toàn cầu và mô hình kinh doanh.

Thủ Đô Multimedia đã rất nỗ lực để đầu tư phát triển công nghệ Sigma DRM. Với việc đạt được chứng nhận của Cartesian, Thủ Đô là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam, cũng là doanh nghiệp duy nhất của Đông Nam Á, là 1 trong 6 doanh nghiệp của châu Á đạt được chứng nhận này. Chúng tôi đã cân nhắc kĩ lưỡng nhu cầu sáng tạo, phát triển và phân phối nội dung. Thủ Đô Multimedia cũng đánh giá hệ thống cấu trúc web, các ứng dụng, các nhu cầu cập nhật mới sản phẩm.

Công nghệ DRM của Thủ Đô Multimedia ứng dụng các kỹ thuật bảo vệ bản quyền mới nhất và vẫn đảm bảo các chi phí hợp lí với các nhà phát triển nội dung. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn phù hợp nhất với công ty bạn.

Công nghệ DRM bảo vệ bản quyền trí tuệ

Công nghệ DRM bảo vệ bản quyền trí tuệ

Công nghệ DRM có thể được ứng dụng như một giải pháp phần mềm và/hoặc phần cứng. Các công cụ này có thể giúp ngăn chặn các nỗ lực có chủ đích, cũng như không cố ý sử dụng trái phép.

Công nghệ DRM do Thủ Đô Multimedia phát triển cho phép kiểm soát truy cập và sử dụng các nội dung được bảo vệ theo một vài cách. Chúng tôi đặt một file hình ảnh phía bên trên một tài sản trí tuệ cần được bảo vệ để thay đổi diện mạo của dữ liệu và phát đi tín hiệu rằng, hình ảnh này không được phép sử dụng.

Chúng tôi cũng đặt một ID không thể nhìn thấy bằng mắt thường vào trong dữ liệu. Điều này giúp công ty bạn có thể tìm và theo dấu hoạt động sử dụng trực tuyến trái phép. Hình mờ (watermark) tiếp tục đính kèm với tài liệu dù nó có được thay đổi, sao chép hoặc chuyển đổi từ định dạng này sang định dạng khác.

Thêm nữa, toàn bộ các bản ghi tài sản trí tuệ sẽ bao gồm phần metadata (mô tả về dữ liệu) để tóm lược các thông tin bản quyền và giấy phép. Dữ liệu này có thể được thêm vào thủ công cho từng tài sản hoặc tự động thêm vào trong quá trình upload (tải lên), hoặc thêm vào trong tài liệu đính kèm với bản ghi tài sản. Với các tài liệu video, bản nhạc, hình ảnh, bản âm thanh, theo dõi thông tin giấy phép này là đặc biệt quan trọng để ngăn chặn hoạt động sử dụng trái phép.

Ứng dụng công cụ DRM vào tổ chức của bạn giúp bảo đảm rằng, nội dung của bạn được phân phối hợp pháp và thích hợp
Ứng dụng công cụ DRM vào tổ chức của bạn giúp bảo đảm rằng, nội dung của bạn được phân phối hợp pháp và thích hợp

Cuối cùng, DRM của chúng tôi có phép yêu cầu người dùng phải đọc và đồng ý với các điều khoản sử dụng tài liệu trong lần đầu tiên họ truy cập vào một trang web, chia sẻ dữ liệu hoặc tải xuống nội dung, để bảo vệ tài sản một cách hợp pháp trước hoạt động sử dụng không được phép.

Như đã nói, DRM (Digital Rights Management) đóng một vai trò quan trọng trong thế giới số ngày nay. Nó cung cấp thông tin cho người dùng về quyền sở hữu trí tuệ bằng cách làm rõ những điều mà họ có thể hoặc không thể làm với từng loại nội dung. Nó cho phép các nhà sáng tạo nội dung và chủ sở hữu các tài liệu số bảo vệ khoản đầu tư và chất xám mà họ đã bỏ ra.

Ứng dụng công cụ DRM vào tổ chức của bạn giúp bảo đảm rằng, nội dung của bạn được phân phối hợp pháp và thích hợp.

Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để được chúng tôi tư vấn ngay giải pháp thích hợp với tổ chức của bạn.

Amazon sử dụng DRM để bảo vệ bản quyền sách điện tử trên Kindle

Amazon sử dụng DRM để bảo vệ bản quyền sách điện tử trên Kindle

DRM (Digital Rights Management) là biện pháp bảo vệ bản quyền số mà Amazon lựa chọn để ngăn người dùng sao chép các cuốn sách trong máy Kindle. DRM khiến người dùng chỉ có thể đọc một cuốn sách đã được bảo vệ trên một máy Kindle (hoặc một thiết bị chạy ứng dụng Kindle đăng nhập bằng một tài khoản Amazon). Không phải tất cả mọi cuốn sách đều được bảo vệ bởi DRM. Nhưng với các cuốn sách được DRM bảo vệ, người dùng bị giới hạn số lượng thiết bị họ có thể sử dụng để đọc cuốn sách đó.

Cách thức DRM bảo vệ bản quyền sách

Cách kinh doanh sách của Amazon hoạt động dựa trên một nguyên tắc cơ bản giống với nhiều phần mềm máy tính: bạn không thực sự mua cuốn sách, mà mua “giấy phép” đọc một cuốn sách trên một hoặc nhiều thiết bị. Để thực hiện điều này, Amazon đặt đoạn mã DRM bên trong mỗi cuốn sách. Mật mã này phải khớp với máy Kindle nhất định trước khi người dùng có thể mở và đọc quyển sách.

Amazon sử dụng DRM để bảo vệ bản quyền sách điện tử trên Kindle
Amazon sử dụng DRM để bảo vệ bản quyền sách điện tử trên Kindle

Quyền cài đặt DRM là tùy thuộc vào tác giả

Tùy theo yêu cầu của tác giả mà một cuốn sách nên đặt mã DRM hay không. Nếu câu trả lời là có, người dùng thiết bị sẽ bị giới hạn số lượng máy Kindle (hoặc thiết bị chạy ứng dụng Kindle) có thể đọc được cuốn sách đó. Nếu đã đạt tới số lượng tối đa, bạn cần liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của Amazon để loại bỏ một thiết bị khỏi danh sách truy cập. Bạn chỉ có thể đọc một cuốn sách có mật mã DRM trên một Kindle được đăng nhập với tài khoản Amazon. Amazon cũng có khả năng xóa từ xa những cuốn sách được bảo vệ bằng DRM. Công ty này từng thực hiện xóa một lần trước đây, trong một vụ tranh chấp bản quyền liên quan tới cuốn sách 1984 của tác giả George Orwell.

Một cuốn sách được bảo vệ bằng DRM hay không

Không có một cách chắc chắn nào để biết được một cuốn sách trên Kindle có DRM hay không. Mặc dù, một nguyên tắc được cho là hiệu quả ở đây: bất cứ cuốn sách nào hết bản quyền (và sẵn có trên kho Kindle mà không phải trả phí) thường không có DRM bảo vệ; trong khi đó, bất cứ cuốn sách nào bạn cần trả phí là sẽ có DRM bảo vệ. Nếu một cuốn sách được liệt kê trên kho Kindle nhắc đến một giới hạn số lượng thiết bị có thể sử dụng để đọc sách, đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy, cuốn sách được bảo vệ bởi DRM.

DRM bảo vệ nội dung trực tuyến trên Spotify

DRM bảo vệ nội dung trực tuyến trên Spotify

DRM (Digital rights management) giúp bảo vệ bản quyền các sản phẩm kĩ thuật số. Cách thức này bao gồm sử dụng các công nghệ giúp giới hạn khả năng sao chép, sử dụng, phân phối các nội dung. Bằng những cách thức khác nhau, DRM cho phép các nhà sản xuất nội dung kiểm soát những gì người dùng có thể làm với sản phẩm của họ.

Streaming và dịch vụ máy chủ hosting đóng vai trò rất quan trọng với hoạt động bảo vệ bản quyền trí tuệ và bản quyền số. Những nhà sáng tạo nội dung “xuất bản” (hay đăng tải) công việc của họ trên những nền tảng hỗ trợ kiếm tiền (và đồng thời ngăn chặn sự “mất mát” các sản phẩm của họ). Nhờ các nền tảng này, họ có một sự nghiệp lâu dài hơn những người khác.

Trong trường hợp streaming nội dung đa phương tiện (các bản nhạc, podcast..) như của Spotify, DRM được xây dựng bên trong nền tảng này. Hầu hết người dùng Spotify không tải xuống các thư viện kỹ thuật số bản nhạc yêu thích của họ. Với những người muốn tải xuống thư viện số này, họ không thể dễ dàng truy cập hoặc chơi nhạc trên các thiết bị khác hoặc các ứng dụng khác. Điều này cho phép Spotify trả tiền cho những nhà sáng tạo nội dung của họ.

DRM giúp bảo vệ bản quyền nội dung trên môi trường số

Tuy vậy, Spotify không sở hữu các bài hát mà các nghệ sỹ đăng tải. Công ty này mua bản quyền kĩ thuật số từ các hãng thu âm. Một cách khác cho phép các nhà sáng tạo nội dung cài DRM vào các tác phẩm của họ là thông qua dịch vụ hosting.

Dịch vụ hosting (giúp công bố, phân phối nội dung lên Internet) đảm bảo mức độ bảo mật DRM nhất định cho các nhà sáng tạo nội dung. Một số nền tảng hosting thì tốt hơn một số nền tảng khác ở mặt này. Các tổ chức ủng hộ bảo vệ bản quyền trí tuệ thường nhắm tới Youtube bởi nền tảng này không làm mọi việc có thể để bảo vệ công sức của các nhà sáng tạo nội dung. Nhiều video trên nền tảng này vẫn có thể tải xuống, lưu trữ và phân phối trên nhiều nền tảng khác một cách không giới hạn.

Nhiều nền tảng hosting nổi tiếng với các giải pháp DRM thích hợp thường được trang bị công nghệ tốt hơn rất nhiều để bảo vệ các nhà sáng tạo nội dung khỏi nạn ăn cắp trên môi trường số. Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để được tư vấn các giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số – điều ngày càng trở nên khó khăn hơn trên môi trường mạng.