Không có DRM, 20% doanh thu tiềm năng bị thất thoát

Không có DRM, 20% doanh thu tiềm năng bị thất thoát

Nhà cung cấp nội dung video streaming thất thu 20% doanh thu tiềm năng do nạn ăn cắp chất xám. Con số này có được sau một khảo sát được tiến hành bởi Streaming Media.

Thủ Đô Multimedia sẽ nêu những điểm chính rút ra từ cuộc khảo sát này. Báo cáo chỉ ra xu hướng bảo vệ bản quyền nội dung số (Digital Rights Management (DRM)) cho tới các câu hỏi lớn hơn về các đặc điểm của các giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung trong tương lai.

Hơn 200 người đã tham gia trả lời khảo sát vào cuối mùa hè năm nay. Trong khi rất nhiều người đến từ Bắc Mỹ, số khác đến từ châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu, và Nam Mỹ. Họ làm việc trong các ngành nghề khác nhau: từ quảng cáo, nghệ sĩ tới các phát thanh viên mảng OTT, truyền hình cáp. Ngoài ra, các nhà hướng dẫn và các doanh nghiệp đại diện cho các mảng khác nhau, từ kỹ thuật cho tới vận hành và quản lý.

Luồng hoạt động của hệ thống Sigma DRM
Luồng hoạt động của hệ thống Sigma DRM

Một khía cạnh mà báo cáo mở rộng là sự khác biệt giữa điều doanh nghiệp chào mời khách hàng (xét ở khía cạnh: truy cập nội dung) và điều khách hàng mong muốn (về khía cạnh tự do chia sẻ nội dung và xem chúng ở bất cứ đâu).

Điều thậm chí còn thú vị hơn là, từ khía cạnh của các chuyên gia, những người tham gia khảo sát kêu gọi các giải pháp bảo vệ bản quyền DRM chặt chẽ hơn. Đồng thời, những người này phản hồi những câu hỏi của khách hàng mong muốn những cách thức ít giới hạn quyền truy cập hơn.

“Tiếp tục tồn tại sự khác biệt giữa ứng dụng các mô hình cung cấp dịch vụ với kỳ vọng hợp pháp của khách hàng. Nghiên cứu trên làm nổi bật xu hướng đó” Olga Kornienko, đồng sáng lập EZDRM – một công ty chuyên về DRM – nói.

Báo cáo đồng thời cung cấp các bằng chứng cho thấy, những xu hướng tấn công tiếp tục tăng theo cấp số nhân, đi cùng với đó là sự phức tạp ngày càng tăng của việc truyền nội dung video tới rất nhiều các thiết bị khác nhau.

Một phần khác trong báo cáo đi sâu vào nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động bảo mật livestream trong bối cảnh đại dịch toàn cầu khiến số lượng livestream tương tác tăng mạnh từ đầu năm 2020 tới hè 2021. Thực tế, khảo sát cho thấy nhu cầu bảo vệ nội dung livestream quan trọng không kém nhu cầu xem nội dung theo yêu cầu của khán giả.

Cuối cùng, báo cáo cập nhật những tiêu chuẩn DRM toàn cầu mới nhất và sự trỗi dậy của DRM+ như một cách thức “pha trộn” mới để bảo mật.

Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận tư vấn giải pháp công nghệ DRM bảo vệ bản quyền nội dung số.

DRM bảo vệ hoạt động Live Streaming

DRM bảo vệ hoạt động Live Streaming

Việc livestream thành công hay không phụ thuộc vào mức độ an toàn của nền tảng streaming. Hoạt động live stream đòi hỏi được bảo vệ bởi DRM. Lý do: Hoạt động truy cập trái phép có thể làm tổn hại các chiến lược thúc đẩy doanh thu. Trong những bước tiếp theo Thủ Đô Multimedia sẽ chia sẻ cách thức DRM bảo vệ hoạt động livestream.

Như đã chia sẻ trong những bài viết trước, DRM hay Digital Rights Management là cách thức bảo vệ nội dung số với người xem bằng cách ngăn cản hành vi sao chép hay vi phạm bản quyền. DRM đã phát triển trở thành một công cụ buộc-phải-có đối với bất cứ nền tảng video livestream theo yêu cầu nào. DRM đảm bảo rằng, nội dung video được lưu trữ và chuyển đổi thành một định dạng được mã khoá. Nhờ vậy, chỉ những người dùng và thiết bị được cấp phép mới có thể xem video.

Nói một cách đơn giản, DRM là một công nghệ ngăn chặn hoạt động vi phạm bản quyền được người sáng tạo nội dung sử dụng nhằm giới hạn hoạt động sử dụng các nội dung số. Mục đích chính của DRM là ngăn người dùng truy cập, sao chép và chia sẻ các nội dung.

Cách thức DRM bảo vệ hoạt động livestream

Một hệ thống DRM đòi hỏi máy chủ cấp phép, đóng gói, mã hoá riêng biệt. Trước khi một live stream bắt đầu, nội dung video live sẽ được mã hoá và đóng gói, thường sử dụng nhiều hệ thống DRM khác nhau để tương thích với nhiều thiết bị. Ở đầu ra, khi một người xem cố gắng chơi lại một livestream cụ thể nào đó, máy chơi sẽ yêu cầu một chìa khoá (key) từ một máy chủ chuyên cấp phép. Máy chủ này sau đó xác định xem liệu người xem và thiết bị có bản quyền hay không. Sau đó, nó sẽ tạo ra một giấp phép (license) chứa một chìa khoá giải mã (key), hồi đáp lại yêu cầu. Nhờ sử dụng giải mã đó, ứng dụng chơi video sẽ chơi nội dung livestream cho người dùng.

Về cơ bản, quy trình 5 bước mã khoá DRM bao gồm:
1. Chuyển đổi định dạng: Livestream được mã hoá trên các máy chủ livestream đám mây thành các định dạng tương thích như MPEG-DASH hoặc HLS

2. Mã hoá: Bộ mã hoá sẽ mã hoá các files bằng các khoá từ một hoặc nhiều DRM. Khi sử dụng chúng, giải pháp DRM tích hợp vào dữ liệu thành một file kết xuất đồ hoạ – không thể đọc bởi những ai không sở hữu giải khoá thích hợp.

3. Lưu trữ: Video tương thích được lưu trữ trong một CDN, sẵn sàng cho người xem khi nhấn nút chơi video.

4. Xác thực: Máy chơi video “giao tiếp” với máy chủ DRM để kiểm tra xem giấy phép được cấp có hợp lệ không.

5. Chơi video: Ngay khi quá trình xác thực thành công, máy chơi có thể giải khoá video và chơi chúng theo yêu cầu của người dùng.

Hãy liên hệ với Thủ Đô Multimedia để nhận tư vấn giải pháp DRM phù hợp nhất với công ty bạn.

Lý do Netflix dừng hỗ trợ một số thiết bị: DRM

Lý do Netflix dừng hỗ trợ một số thiết bị: DRM

Một vài năm trước, Netflix thông báo dừng hỗ trợ các thiết bị cũ của các hãng Samsung, Roku và Vizio. Nhưng lý do những thiết bị trên không còn được hỗ trợ không quá rõ ràng, ngoài việc chúng đã “lỗi thời”. Một tài liệu hỗ trợ của Netflix nói rằng, vấn đề nằm ở các “giới hạn kỹ thuật”. Sau đó, Netflix đã chia sẻ một vài thông tin chi tiết liên quan tới các ‘giới hạn kỹ thuật” nêu trên. Và lý do đưa ra khá đơn giản: DRM.

DRM (Digital Rights Management) là những giải pháp công nghệ giúp ngăn chặn ăn cắp chất xám trên nền tảng số. Rất nhiều nhà sáng tạo nội dung dựa vào công nghệ này để hạn chế những gì người dùng có thể thực hiện với nội dung họ cung cấp. Phần lớn các giải pháp DRM sử dụng một vài dạng mã hoá (cryptographic encryption) để bảo vệ nội dung. Mã hoá (Encryption) là một công nghệ che giấu thông tin bằng cách thay đổi nó theo một mô thức bí mật.

Netflix sử dụng giải pháp DRM của Microsoft với tên gọi PlayReady DRM kể từ năm 2010. Nhờ công nghệ này, Netflix có thể cung cấp dịch vụ tới hàng triệu TV, thiết bị thông minh mà bạn có thể thấy ngày nay. Đồng thời, nó thoả mãn các nhà sáng tạo nội dung ở khía cạnh công sức của họ không thể bị đánh cắp. Tuy nhiên, Netflix đã sử dụng phiên bản cũ hơn là Windows Media DRM cho các thiết bị như Roku. Những thiết bị này bị “bỏ lại” phía sau nếu Netflix dừng sử dụng tiêu chuẩn DRM cũ và nếu các thiết bị này không thể nâng cấp lên phù hợp với PlayReady.

DRM bảo vệ nội dung số
Lý do Netflix dừng hỗ trợ một số thiết bị: DRM

Thực tế, những thiết bị trên không còn có thể hỗ trợ công nghệ mới. Netflix nói với trang The Verge rằng, các thiết bị cũ của Samsung và Vizio không còn được hỗ trợ bởi lý do tương tự.

Như đã nói, DRM (Digital Rights Management) đóng một vai trò quan trọng trong thế giới số ngày nay. Nó cung cấp thông tin cho người dùng về quyền sở hữu trí tuệ bằng cách làm rõ những điều mà họ có thể hoặc không thể làm với từng loại nội dung. Nó cho phép các nhà sáng tạo nội dung và chủ sở hữu các tài liệu số bảo vệ khoản đầu tư và chất xám mà họ đã bỏ ra.

Về mặt kỹ thuật, sản phẩm DRM bao gồm một “khoá” nội dung sử dụng một mật mã. Việc tích hợp DRM vào hệ thống không hề đơn giản. Nó đòi hỏi một chứng nhận cấp phép trong sản phẩm (license) và đánh giá các yếu tố khác nhau như: hệ thống nội dung toàn cầu và mô hình kinh doanh.

Hãy liên lạc ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận sự hỗ trợ của các chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm.

Không có DRM, 20% doanh thu tiềm năng bị thất thoát

Luồng hoạt động của hệ thống Sigma DRM

Sigma DRM là giải pháp hướng tới việc bảo vệ nội dung số trong quá trình truyền tải nội dung trên Internet. Đây là giải pháp tập trung vào việc bảo mật nội dung media, cung cấp một hệ thống có tính sẵn sàng cao và khả năng chịu tải lớn. Giải pháp Sigma DRM được triển khai trên đám mây (cloud), nên khả năng mở rộng của hệ thống là rất lớn và năng lực của hệ thống có thể cấp hàng nghìn license (cấp phép truy cập) trên giây.

Mỗi khi người dùng yêu cầu nội dung trang HTML, ảnh, video… các nội dung này sẽ được mã hoá bởi giao thức truyền tải siêu văn bản bảo mật (HTTPS, có thể có hoặc không); tiếp đến thông qua một hệ thống CDN để tối ưu hoá việc phân phối nội dung theo khu vực địa lí (có thể có hoặc không); sau đó các nội dung người dùng yêu cầu sẽ được đóng gói.

Bước đóng gói là bước mã hoá nội dung. Nghĩa là nội dung trước khi phát hành lên mạng phải được mã hóa sử dụng bởi hệ thống Sigma DRM và đóng gói thành các định dạng phù hợp với lựa chọn thiết bị của người dùng. Khi mã hóa video, hệ thống đóng gói phải gọi sang hệ thống Sigma DRM để tạo khóa cho từng nội dung video. Khóa mã này sẽ được lưu trữ vào hệ thống dữ liệu bảo mật của SigmaDRM để phục vụ cho việc cấp phát license cho người dùng.

Để yêu cầu một license (cấp phép), thành phần DRM trong player của ứng dụng sẽ phải sử dụng một số thông tin để mở một yêu cầu lấy license (cấp phép) tới hệ thống Sigma DRM. Hệ thống Sigma DRM sẽ sử dụng các thông tin gửi lên để xác thực tính đúng đắn của người dùng và cấp phát license cho người dùng để giải mã nội dung. Nhờ vậy, người dùng có thể xem được nội dung đã yêu cầu ban đầu.

Có một vài cách để hỗ trợ việc xác thực người dùng. Hiện tại hệ thống Sigma DRM hỗ trợ 2 phương thức xác thực dưới đây:

Luồng xác thực bằng callback

Luồng xác thực sử dụng token

Thông qua hệ thống khoá kỹ thuật số DRM, các nội dung phân phối trên môi trường mạng sẽ được bảo mật tuyệt đối. Hãy liên hệ với Thủ Đô Multimedia để nhận tư vấn gói Sigma DRM – công cụ bảo vệ nội dung phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.

Bài viết liên quan

Khái niệm CDN? CDN viết tắt của từ gì?

Tại sao DRM lại rất cần thiết?

DRM bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến

DRM bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến

Ngày càng có nhiều lựa chọn mua nhạc số trực tuyến. Nhưng đi kèm với đó, người dùng càng bối rối trước điều khoản hạn chế sử dụng. Người dùng có thể nhận được ít hơn nhưng chất hơn những gì dịch vụ hứa hẹn.

Rất nhiều dịch vụ âm nhạc số sử dụng bảo vệ bản quyền kĩ thuật số DRM (Digital Rights Management). DRM ngăn người dùng sử dụng các thiết bị chơi nhạc từ xa hay mix (trộn) lại bản nhạc.

Hãy quên việc bẻ khoá DRM để chép đĩa CD đem bán. Bẻ khoá DRM hay phân phối các công cụ bẻ khoá DRM có thể khiến một người dính líu tới các vấn đề vi phạm bản quyền, chiếu theo Đạo luật bảo vệ bản quyền kĩ thuật số – Digital Millennium Copyright Act – DMCA, dù rằng, bạn không làm điều gì trái pháp luật.

Nói cách khác, trong thời đại dịch vụ nhạc bảo vệ bản quyền, những thính giả hâm mộ âm nhạc tuân thủ luật thường nhận được ít lợi ích hơn nhưng chất lượng cao so với thế giới đĩa nhạc CD trong quá khứ.

Apple hiện tại đang giữ quyền thay đổi những bản nhạc bạn mua từ iTunes Music Store bất cứ lúc nào. Ví dụ, vào tháng 04/2004, Apple quyết định thay đổi DRM để người dùng có thể  sao chép nhạc ra đĩa CD 7 lần, giảm từ 10 lần.

DRM bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến
DRM bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến

Một trong những cách thay đổi chủ sở hữu là quyền bán hoặc cho đi tài sản của một người. Đây được gọi là lần bán đầu tiên (first sale) và nó được bảo vệ một cách rõ ràng theo luật. DRM của Apple vô hiệu lần bán đầu tiên này – hãy thử hỏi George Hotelling – người từng đưa tài khoản và mật khẩu đăng nhập iTunes Music Store để bán lại một bài hát duy nhất.

Bảng dưới đã chỉ ra rằng, có rất nhiều cách DRM của Apple giới hạn những gì bạn có thể làm với một bài hát mà bạn “sở hữu”. Rất nhiều nền tảng tải xuống khác lựa chọn đặt các hạn chế nội dung.

Những hạn chế khác trên kho nhạc iTunes:

  • Hạn chế số bản sao lưu: Bài hát có thể được sao chép tới 5 máy tính.
  • Hạn chế chuyển định dạng: Các bài hát chỉ được bán ở định dạng AAC – Advanced Audio Coding – “Mã hóa âm thanh nâng cao”với Apple DRM.
  • Giới hạn tương thích với một số máy chơi nhạc: chỉ iPod và các thiết bị Apple.
  • Không được phép mix lại nhạc: Không thể chỉnh sửa, cắt gọt hoặc làm nhạc mẫu.

DRM bảo vệ các bên sản xuất nội dung một cách toàn diện.