Việc Intel loại bỏ SGX ảnh hưởng tới nội dung DRM và Ultra HD Blu-ray

Việc Intel loại bỏ SGX ảnh hưởng tới nội dung DRM và Ultra HD Blu-ray

Công nghệ ngày nay giúp video chất lượng cao xuất hiện chỉ bằng một cú nhấp. Trong khi streaming cung cấp tiện ích tối ưu, thì các yếu tố khác từ cổng chất lượng cao A/V cho tới nhu cầu định dạng vật lý (do kết nối mạng kém) đã giúp cho cộng đồng sử dụng định dạng lưu trữ đĩa quang kỹ thuật số Blu-ray tồn tại. Thật không may, các fan Blu-ray sử dụng phần cứng Intel mới nhận được một vài tin không mấy vui liên quan tới hỗ trợ định dạng 4K UHD Blu-ray.

Một danh sách do Intel công bố trong tháng này cung cấp một cái nhìn chuyên sâu những thay đổi phía sau lõi xử lý Intel. Danh sách này chi tiết hóa các công nghệ mới nhất và hiệu suất đằng sau các bộ xử lý cũng như một danh sách ngắn gọn tính năng không còn khả dụng. Danh sách thứ hai nêu trên bao gồm việc loại bỏ SGX (Software Guard Extensions – Phần mở rộng bảo vệ phần mềm). Trước đó, SGX là một yêu cầu bắt buộc dành cho các nội dung chuẩn 4K.

DRM bảo vệ bản quyền nội dung số
DRM bảo vệ bản quyền nội dung số

Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số (Digital rights management – DRM), được sử dụng trong các đĩa Ultra HD Blu-ray, dựa vào SGX để hỗ trợ bảo mật bên trong hệ thống của người dùng. Việc loại bỏ SGX trong dòng CPUs thế hệ 11 và 12 đồng nghĩa với người dùng sản phẩm Intel để trình chiếu các nội dung 4K UHD Blu-ray không còn có thể xem độ phân giải 3840×2160 của các định dạng độ nét cao.

Được giới thiệu đi cùng với dòng xử lý Skylake, SGX là một tập hợp các đoạn code bảo mật được thiết kế để hỗ trợ bảo mật phần tính toán, duyệt nội dung, và DRM. Các phần cứng với SGX cho phép tạo ra một không gian bảo mật (a secure container) được thiết kế nhằm bảo vệ dữ liệu an toàn và toàn vẹn khi được gửi tới không gian này. Hàm cryptographic hash hay băm mật mã được sử dụng để chứng minh quyền tương tác với không gian bảo mật và dữ liệu điện toán trong nó. Dựa vào yêu cầu này, không dữ liệu nào có thể xâm nhập “vùng đất” trên nếu băm mật mã không được cung cấp.

Mặc dù việc loại bỏ SGX đồng nghĩa với các nội dung được bảo vệ bởi DRM sẽ không còn có thể truy cập được với những người dùng sử dụng những dòng Intel mới nhất, nhưng khả năng trình chiếu định dạng này không mất đi. Dựa vào những thông tin sẵn có, dường như dữ liệu và định dạng 4K không gắn DRM vẫn có thể hoạt động bình thường.

Giải pháp công nghệ bảo vệ bản quyền nội dung số DRM giúp các nhà sản xuất nội dung bảo vệ bản quyền một cách chủ động. Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận được những tư vấn giải pháp phù hợp nhất với công ty của bạn.

Theo https://www.techspot.com/news/93006-intel-sgx-deprecation-impacts-drm-ultra-hd-blu.html#commentsOffset

Game không còn gặp rắc rối với Intel thế hệ 12 Alder Lake/DRM

Game không còn gặp rắc rối với Intel thế hệ 12 Alder Lake/DRM

Nếu bạn đang trì hoãn việc nâng cấp lên Intel thế hệ 12 Alder Lake bởi không muốn không thể chơi một vài trò chơi yêu thích thì đây là tin tốt: các vấn đề liên quan tới bảo vệ bản quyền nội dung số – Digital Rights Management (DRM) đã gây ra lỗi không thể chơi một vài tựa game đã được giải quyết hoàn toàn.

Tháng 11 năm ngoái, Intel công bố một danh sách các trò chơi không tương thích với chip Intel thế hệ 12 Alder Lake. Vấn đề xuất phát từ phần mềm bảo vệ bản quyền nội dung số (Denuvo). Dường như, phần mềm DRM không thể nhận diện chính xác nhân tiết kiệm điện (Alder Lake’s Efficient cores, E-cores). Điều này ngăn các trò chơi khởi động, gây ra xung đột trong quá trình chơi game, hoặc bất ngờ tắt nguồn.

Danh sách do Intel đưa ra bao gồm 90 tựa game, bao gồm cả game Assassin’s Creed Valhalla. Có một vài cách để giải quyết vấn đề nêu trên, bao gồm bật chế độ tương thích Legacy Game Compatibility Mode (nếu có) của BIOS máy tính, đặt chế độ chờ cho E-cores trong khi chơi game. Và một vài nhà sản xuất bo mạch chủ phát hành những công cụ cho phép người dùng chuyển đổi bật tắt chế độ E-cores một cách đơn giản thông qua giao diện người dùng (UI).

Intel thế hệ 12 Alder Lake (Photo: Internet)
Intel thế hệ 12 Alder Lake (Photo: Internet)

Vào tháng 12, Intel đã thông báo rằng danh sách các trò chơi bị ảnh hưởng bởi cả Alder Lake/DRM giảm xuống còn 3 trò chơi – Assassin’s Creed Valhalla, Fernbus Simulator, và Madden 22.

Tuy nhiên, Intel đã xác nhận rằng, hãng đã giải quyết triệt để vấn đề liên quan tới DRM chip Intel thế hệ 12 Alder Lake, bằng cách làm việc với các nhà phát hành game và Microsoft; mỗi tựa game trong danh sách đã được sửa lỗi hoặc qua bản vá hoặc update hệ điều hành. Người dùng có thể thông báo với Intel bất cứ tựa game nào đang gặp vấn đề với Intel thế hệ 12 Alder Lake.

DRM (Digital Rights Management systems) được dùng để ngăn chặn các nội dung kỹ thuật số không bị tải xuống, sao chép và từ đó ngăn những thiệt hại về tài chính với chủ sở hữu. Khi một nền tảng phân phối nội dung muốn trình chiếu các nội dung được bảo vệ, nó phải tích hợp hệ thống phần mềm trong quá trình lưu trữ và tái phân phối, bao gồm cả DRM (Digital Rights Management).

Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận tư vấn giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số DRM phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.

Theo https://www.techspot.com/news/92942-all-games-impacted-alder-lakedrm-issues-have-now.html

Bài viết liên quan

Truyện tranh trên ComiXology sẽ gắn DRM

Canon chỉ người dùng cách vượt qua công cụ DRM

Truyện tranh trên ComiXology sẽ gắn DRM

Truyện tranh trên ComiXology sẽ gắn DRM

Ra mắt vào năm 2007, ComiXology là nền tảng đám mây, chuyên phân phối truyện tranh kỹ thuật số, tiểu thuyết đồ họa và manga có hơn 200 triệu lượt tải xuống vào năm 2013.

Cửa hàng số của ComiXology sẽ sớm được hợp nhất cùng với Amazon, thời điểm đó, những cuốn truyện tranh mới mua sẽ không còn bỏ gắn DRM.

DRM (Digital Rights Management) đóng một vai trò quan trọng trong thế giới số ngày nay. Nó cung cấp thông tin cho người dùng về quyền sở hữu trí tuệ bằng cách làm rõ những điều mà họ có thể hoặc không thể làm với từng loại nội dung. Từ đó, DRM cho phép các nhà sáng tạo nội dung và chủ sở hữu các tài liệu số bảo vệ khoản đầu tư và chất xám mà họ đã bỏ ra.

 ComiXology đã lên kế hoạch tích hợp toàn diện hơn với cửa hàng của công ty mẹ.
ComiXology đã lên kế hoạch tích hợp toàn diện hơn với cửa hàng của công ty mẹ.

ComiXology đã lên kế hoạch tích hợp toàn diện hơn với cửa hàng của công ty mẹ. Thông báo được đưa ra vào tháng 9 năm ngoái, với sự thay đổi được tính toán sẽ diễn ra vào “đầu năm 2022”. Hiện tại, vẫn chưa có thông báo chính xác thời điểm thay đổi được thực hiện. Tuy nhiên, trang Techradar chờ đợi sự thay đổi này sẽ diễn ra sau khi Amazon và Visa giải quyết những tranh cãi của họ ở Anh.

Amazon và Visa đang quay lại đàm phán, điều này đồng nghĩa với một thỏa thuận sẽ sớm đạt được. Vì thế, vấn đề chỉ vài tuần nữa trước khi cửa hàng ComiXology không còn tồn tại.

Một khi sự chuyển đổi hoàn tất, ComiXology.com sẽ bắt đầu được chuyển hướng tới trang Amazon.com, đi kèm với một trải nghiệm mua sắm truyện tranh kỹ thuật số mới mẻ”. Điều này mang tới cho khách hàng một cách thức mới thuận tiện hơn  khi tìm kiếm truyện tranh và manga.

Thật không may cho các fan của truyện tranh, thay đổi này cũng đồng nghĩa với họ không còn có thể tự do tải xuống các bản truyện không có DRM bởi cửa hàng của Amazon không hỗ trợ tải xuống các file không gắn DRM.

Một điều may mắn là thư viện những cuốn sách đã mua sẽ tiếp tục không gắn DRM. Khi được hỏi về những thay đổi với dịch vụ của hãng, ComiXology trả lời một tài khoản trên Twitter rằng: “Các khoản giao dịch với ComiXology trước đây sẽ vẫn được phép lưu trữ mà không gắn DRM, nếu nhà xuất bản cho phép điều này tại thời điểm mua hàng”.               

Như vậy, bạn có thể lưu trữ bất cứ cuốn sách nào bạn mua trước thời điểm diễn ra sự chuyển đổi, bởi các file PDF mà bạn lưu hoàn toàn độc lập với phiên bản trên ứng dụng ComiXology.

Mọi thay đổi với ComiXology không hoàn toàn màu xám. Sự thay đổi diện mạo đồng thời được cập nhật trên ứng dụng, với các công cụ định hướng tốt hơn bao gồm bộ lọc và sắp xếp linh hoạt, cũng như khả năng đọc truyện khi đang tải xuống.

Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận được những tư vấn về dịch vụ bảo vệ bản quyền nội dung số DRM.

Theo https://www.techradar.com/news/friendly-reminder-soon-new-comixology-purchases-will-not-be-drm-free

Việc Intel loại bỏ SGX ảnh hưởng tới nội dung DRM và Ultra HD Blu-ray

Canon chỉ người dùng cách vượt qua công cụ DRM

Sự thiếu hụt chip tiếp tục diễn ra dẫn tới nhà sản xuất máy in giờ đây phải hướng dẫn các khách hàng vượt qua các cảnh báo bảo vệ bản quyền DRM.

Thực trạng thiếu hụt chip vẫn đang diễn ra, bạn có thể đọc đâu đó ảnh hưởng của sự thiếu hụt này trong mảng máy tính và phương tiện. Rất nhiều các ngành công nghiệp nhỏ hơn vẫn đang phải vật lộn để tiếp tục hoạt động khi thiếu hụt nguồn cung vẫn đang diễn ra. Một trong số những ngành chịu ảnh hưởng là mảng máy in và giờ đây, một thương hiệu nổi tiếng đã buộc phải có hành động quyết liệt để làm hài lòng một số khách hàng.

Do không có đủ chip, Canon đã phải bán hộp mực máy in mà không có chip DRM (Digital Rights Management), bảo vệ bản quyền nội dung, hay bộ phận chống copy này giúp hãng khuyến khích bạn không sử dụng mực máy in của những thương hiệu khác.

Thiếu một công cụ để được nhận diện là hợp lệ, thương hiệu mực in Canon hiện tại bị chính máy in của hãng này gắn cờ là mực in của thương hiệu khác. Như vậy, những người sở hữu máy in bị ảnh hưởng trên sẽ nhận được một thông báo từ Canon giải thích rằng, mực in mà họ vừa lắp đặt không thể nhận diện.

Tại sao DRM lại rất cần thiết?
Tại sao DRM lại rất cần thiết?

Canon không ngăn bạn sử dụng mực in của bên thứ ba, vì vậy, bạn có thể bỏ qua cảnh báo “chỉ sử dụng mực in chính hãng” và tiếp tục in ấn mà không bị suy giảm chất lượng, nhưng giờ đây, ngay cả khi sử dụng mực in chính hãng bạn cũng phải làm điều tương tự.

Canon cam kết rằng, mặc dù việc phải bỏ qua cảnh báo để máy tiếp tục hoạt động bình thường là hơi kỳ quặc, chất lượng của bản in sẽ không bị ảnh hưởng nếu bạn sử dụng mực in của hãng. Tuy nhiên, phần hiển thị lượng mực in còn lại sẽ không còn chính xác và có thể giảm từ 100% xuống còn 0%. Điều này tương tự như việc xe ô tô bị hỏng bộ thiết bị đo lượng xăng còn lại, máy in có thể hết mực mà bạn không được cảnh báo trước.

Canon sẽ quay trở lại sử dụng chiến thuật cảnh báo để hạn chế việc người dùng sử dụng mực in của hãng khác ngay khi việc cung ứng chip giúp gắn DRM trở lại bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc những khách hàng mong muốn tiết kiệm vài đồng khi sử dụng mực in của bên thứ ba sẽ tiếp tục nhận được tin nhắn cảnh báo trong tương lai và cần hi vọng rằng, Canon sẽ không lựa chọn ngăn cấm hoàn toàn việc sử dụng mực in của bên thứ ba – điều mà thương hiệu HP nổi tiếng từng làm vào năm 2016.

Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận được tư vấn bảo vệ bản quyền nội dung số DRM phù hợp nhất với công ty của bạn.

Theo https://gizmodo.com/printer-cartridge-debacle-forces-canon-to-tell-customer-1848332901

Bài viết liên quan

Sony có thể sử dụng blockchain cho DRM mảng games

Sony sử dụng blockchain DRM để bảo vệ nội dung

Sony có thể sử dụng blockchain cho DRM mảng games

Sony có thể sử dụng blockchain cho DRM mảng games

Sony đã sử dụng blockchain cho các và bảo vệ bản quyền âm nhạc và hãng có thể sử dụng công nghệ này cho mảng game.

Sony có thể khai thác tối đa blockchain để theo dấu bản quyền nội dung số cho mảng game trên hệ thống PlayStation.

Tập đoàn Sony đang thử nghiệm các công nghệ mới như blockchain, AI, và máy học trong các mảng hoạt động của công ty. Công ty đã ứng dụng AI và máy học vào mảng game – Sony AI sẽ hỗ trợ thế hệ game PS5 tiếp theo và blockchain cũng có thể được sử dụng để theo dõi DRM, quyền sở hữu/quyền truy cập, và dòng stream, đơn giản hóa mảng thanh toán hoa hồng cho các nhà phát triển game và các nhà sáng tạo.

“Sony đã thu thập một lượng lớn dữ liệu trong mảng kinh doanh điện tử, cũng như phim ảnh, video games, tài chính… Sử dụng công nghệ blockchain để thu thập dữ liệu ở các mảng này và kết hợp dữ liệu từ các mảng khác nhau có thể tạo ra giá trị mới chưa từng thấy trước đây. Thách thức này hoàn toàn nằm trong tầm tay của Sony” một đoạn trích trên trang công nghệ của Sony.

Sony đã phát triển công nghệ blockchain cho mảng Music Entertainment mà giúp theo dõi các thông tin về bản quyền. Mục tiêu là để đơn giản hóa hoạt động quản lý dữ liệu cũng như các khoản thanh toán cho các nghệ sỹ. Đó là nền tảng công nghệ số với các dữ liệu được xác thực riêng biệt cho từng nghệ sĩ, bản nhạc.

Sony có thể sử dụng blockchain cho DRM mảng games
Sony có thể sử dụng blockchain cho DRM mảng games

Sony giải thích cách thức tận dụng công nghệ blockchain, nhưng không nói về trường hợp ứng dụng trong mảng games:

“Blockchain tạo ra các mạng lưới nơi các chương trình và các thông tin rất khó để hủy bỏ hay làm giả, và được linh hoạt thay đổi phù hợp với hoạt động truyền tải miễn phí dữ liệu và thông tin bản quyền. Các đặc tính này cho phép blockchain có rất nhiều ứng dụng tiềm năng trên nhiều mảng dịch vụ bao gồm: tài chính, quản lý phân phối hàng hóa và nền kinh tế chia sẻ. Blockchain được chờ đợi sẽ mang lại các dịch vụ sáng tạo trong tương lai.

Hệ thống mới phát triển này đặc biệt tạo ra cho các thông tin liên quan tới hoạt động bảo vệ bản quyền cho các văn bản, với các tính năng thể hiện ngày tháng và thời gian mà dữ liệu điện tử được tạo ra, qua đó, thúc đẩy blockchain ghi lại toàn bộ các thông tin thay đổi có thẻ xác nhận được theo cách rất khó để thay đổi và xác nhận các mảng bản ghi nhớ trước đây, cho phép người tham gia chia sẻ và xác thực một đoạn thông tin điện tử được tạo ra bởi ai.

Bên cạnh hoạt động tạo ra dữ liệu điện tử, thúc đẩy hoạt động này sẽ xác thực bản quyền sáng tạo nội dung của một đoạn văn bản bằng chữ, điều mà trước đó được chứng minh là khó thực hiện.

Hơn nữa, hệ thống cho phép quản lý bản quyền của rất nhiều loại nội dung số bao gồm: sách giáo khoa điện tử, các nội dung giáo dục khác, nhạc số, films, sách điện tử. Sony dự tính ứng dụng DRM trên nhiều mảng.

Hãy liên hệ với Thủ Đô Multimedia để nhận được những tư vấn dịch vụ DRM độc quyền và tốt nhất.

Nguồn: Sony could use blockchain ledgers for games DRM and royalty payments

Bài viết liên quan

Sony sử dụng blockchain DRM để bảo vệ nội dung