Đặc tính tích hợp nhanh chóng và dễ dàng của DRM

Đặc tính tích hợp nhanh chóng và dễ dàng của DRM

Theo quan điểm của Pierre-Alexandre Bidard, Giám đốc Cao cấp Quan hệ Đối tác tại Viaccess-Orca, nhà cung cấp giải pháp OTT và TV hàng đầu thế giới, việc xác định một giải pháp DRM phù hợp dựa trên rất nhiều yếu tố, bao gồm khả năng “giải quyết sự khác biệt giữa những thiết bị khác nhau, khả năng vận hành theo ngữ cảnh tuỳ ý, và giá trị của nội dung.”

Như đã nói, DRM (Digital Rights Management) đóng một vai trò quan trọng trong thế giới số ngày nay. Nó cung cấp thông tin cho người dùng về quyền sở hữu trí tuệ bằng cách làm rõ những điều mà họ có thể hoặc không thể làm với từng loại nội dung. Từ đó, DRM cho phép các nhà sáng tạo nội dung và chủ sở hữu các tài liệu số bảo vệ khoản đầu tư và chất xám mà họ đã bỏ ra.

Đồng tình với ý kiến trên, Edgecast là một nhà cung cấp khác minh chứng cho sự phát triển tất yếu liên tục của bức tranh DRM. Thật vậy, bản thân công ty này đang trải qua sự chuyển đổi. John Bowers – kỹ thuật viên cao cấp của Edgecast trong một bài viết, nhấn mạnh kỳ vọng to lớn, kết hợp với diện mạo “đơn giản” tối đa của công nghệ DRM: “Một giải pháp công nghệ DRM bảo vệ bản quyền nội dung số cần phải hoạt động trơn tru với đa dạng các thiết bị, tích hợp dễ dàng với luồng công việc và hoàn toàn “vô hình” với những người dùng.”

Thực vậy, trong ngữ cảnh cung cấp gói dịch vụ DRM cao cấp, người sở hữu bản quyền nội dung ngày càng đưa ra các yêu cầu chi tiết trong việc ứng dụng DRM.

DRM bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến
DRM bảo vệ bản quyền nôi dung số

Thời gian một sản phẩm, hay một ý tưởng từ “phòng thí nghiệm” tới đưa ra thị trường trong lĩnh vực OTT ngày càng nhanh. Không có gì bất thường khi bắt gặp kỳ vọng ra mắt một dịch vụ mới trong vòng 6 tháng.” Bản chất thay đổi nhanh chóng của dịch vụ streaming ở chỗ, dịch vụ nội dung cần ra đời rất nhanh để cạnh tranh một cách hiệu quả. Liên quan tới DRM, điều đó có nghĩa là họ cần một giải pháp hỗ trợ hệ thống nội dung rất nhanh chóng, không phát sinh thêm chi phí khi tích hợp và có thể phát triển trong tương lai (bởi các yêu cầu thay đổi liên tục.)

Thủ Đô Multimedia là công ty hàng đầu tại Việt Nam về công nghệ DRM. Hàng tháng chúng tôi cấp hàng triệu giấy phép “licenses” DRM để bảo vệ nội dung số trên môi trường Internet – nơi hoạt động ăn cắp chất xám diễn ra hàng ngày và ngang nhiên. Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận được tư vấn dịch vụ bảo vệ bản quyền nội dung số tốt nhất với chi phí hợp lí nhất hiện nay.

Bài viết liên quan

DRM ngày càng dễ dàng tích hợp với nội dung

DRM giải quyết 3 mối quan tâm của khách hàng

Công nghệ DRM bảo vệ bản quyền trí tuệ

Công nghệ DRM bảo vệ bản quyền trí tuệ

Công nghệ DRM có thể được ứng dụng như một giải pháp phần mềm và/hoặc phần cứng. Các công cụ này có thể giúp ngăn chặn các nỗ lực có chủ đích, cũng như không cố ý sử dụng trái phép.

Công nghệ DRM do Thủ Đô Multimedia phát triển cho phép kiểm soát truy cập và sử dụng các nội dung được bảo vệ theo một vài cách. Chúng tôi đặt một file hình ảnh phía bên trên một tài sản trí tuệ cần được bảo vệ để thay đổi diện mạo của dữ liệu và phát đi tín hiệu rằng, hình ảnh này không được phép sử dụng.

Chúng tôi cũng đặt một ID không thể nhìn thấy bằng mắt thường vào trong dữ liệu. Điều này giúp công ty bạn có thể tìm và theo dấu hoạt động sử dụng trực tuyến trái phép. Hình mờ (watermark) tiếp tục đính kèm với tài liệu dù nó có được thay đổi, sao chép hoặc chuyển đổi từ định dạng này sang định dạng khác.

Thêm nữa, toàn bộ các bản ghi tài sản trí tuệ sẽ bao gồm phần metadata (mô tả về dữ liệu) để tóm lược các thông tin bản quyền và giấy phép. Dữ liệu này có thể được thêm vào thủ công cho từng tài sản hoặc tự động thêm vào trong quá trình upload (tải lên), hoặc thêm vào trong tài liệu đính kèm với bản ghi tài sản. Với các tài liệu video, bản nhạc, hình ảnh, bản âm thanh, theo dõi thông tin giấy phép này là đặc biệt quan trọng để ngăn chặn hoạt động sử dụng trái phép.

Ứng dụng công cụ DRM vào tổ chức của bạn giúp bảo đảm rằng, nội dung của bạn được phân phối hợp pháp và thích hợp
Ứng dụng công cụ DRM vào tổ chức của bạn giúp bảo đảm rằng, nội dung của bạn được phân phối hợp pháp và thích hợp

Cuối cùng, DRM của chúng tôi có phép yêu cầu người dùng phải đọc và đồng ý với các điều khoản sử dụng tài liệu trong lần đầu tiên họ truy cập vào một trang web, chia sẻ dữ liệu hoặc tải xuống nội dung, để bảo vệ tài sản một cách hợp pháp trước hoạt động sử dụng không được phép.

Như đã nói, DRM (Digital Rights Management) đóng một vai trò quan trọng trong thế giới số ngày nay. Nó cung cấp thông tin cho người dùng về quyền sở hữu trí tuệ bằng cách làm rõ những điều mà họ có thể hoặc không thể làm với từng loại nội dung. Nó cho phép các nhà sáng tạo nội dung và chủ sở hữu các tài liệu số bảo vệ khoản đầu tư và chất xám mà họ đã bỏ ra.

Ứng dụng công cụ DRM vào tổ chức của bạn giúp bảo đảm rằng, nội dung của bạn được phân phối hợp pháp và thích hợp.

Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để được chúng tôi tư vấn ngay giải pháp thích hợp với tổ chức của bạn.

Các ông lớn bị kiện vi phạm bản quyền sách điện tử, nhà xuất bản cần làm gì để khỏi bị “đánh cắp” tài sản?

Các ông lớn bị kiện vi phạm bản quyền sách điện tử, nhà xuất bản cần làm gì để khỏi bị “đánh cắp” tài sản?

Các vụ kiện tụng trị giá hàng tỷ USD liên tục diễn ra nhằm bảo vệ bản quyền sách điện tử trên môi trường Internet. Thị trường sách điện tử béo bở là miếng mồi ngon cho các bên phân phối sách điện tử lậu lộng hành. Vậy giải pháp công nghệ bảo vệ bản quyền nội dung số cần áp dụng như thế nào?

4 nhà xuất bản lớn khởi kiện trang Internet Archive vi phạm bản quyền sách

Một trong những khu vực chịu tổn thất nặng nề do yêu cầu giãn cách xã hội liên quan tới đại dịch Coronavirus là các thư viện công cộng. Rất nhiều thư viện phải đóng cửa ở nhiều nơi trên thế giới.

Internet Archive là một website trực tuyến, tự mô tả mình như một thư viện cho “mượn” các bản sao kỹ thuật số miễn phí của hàng triệu cuốn sách. Nguồn sách của thư viện đến từ hoạt động quyên góp, mua sách hoặc hợp tác với các thư viện truyền thống. Trang web đã sử dụng danh sách chờ để đảm bảo rằng, chỉ một bản sao của một tác phẩm nhất định được sử dụng tại một thời điểm.

Tháng 3/2020, Internet Archive ra thông báo mở rộng quyền truy cập các cuốn sách điện tử trong thời kì dịch bệnh: “Internet Archive tạm dừng sử dụng danh sách chờ cho 1,4 triệu cuốn sách. Chúng tôi tạo ra một Thư viện Quốc gia Khẩn cấp để phục vụ những độc giả không thể tới thư viện truyền thống. Việc tạm dừng danh sách chờ sẽ áp dụng tới ngày 30/06/2020 hoặc thời điểm kết thúc tình trạng khẩn cấp ở Mỹ, tùy thời điểm nào đến sau.”

Trang Internet Archive bị cáo buộc vi phạm bản quyền trên quy mô lớn

Trang Internet Archive bị cáo buộc vi phạm bản quyền trên quy mô lớn.

Thông báo chấm dứt chính sách chờ. Rất nhiều độc giả có thể đọc cùng một cuốn sách mà không phải đợi những độc giả khác đọc xong. Thông báo trên nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng. Website có hơn 20.000 người đăng ký mới chỉ trong 2 ngày. Số lượng sách “cho mượn” lên tới 15.000-20.000 cuốn trong vài ngày.

“Trong bối cảnh tình trạng khẩn cấp quốc gia, hệ thống thư viện sẽ hỗ trợ những độc giả buộc phải học tập tại nhà,” nhà sáng lập Internet Archive – Brewster Kahle nói.

Đây là một nguồn tài liệu tuyệt vời phục vụ công việc học tập. Nó mang lại rất nhiều giá trị cho những người bị kẹt tại nhà bởi đại dịch Coronavirus. Nhưng đứng ở góc độ người nắm giữ bản quyền, bạn không thể không đặt câu hỏi: Hoạt động này liệu có hợp pháp?

Sau khi Internet Archive thông báo tạo ra Thư viện Quốc gia Khẩn cấp trong thời kì đại dịch, một nhóm các nhà văn và các nhà xuất bản thể hiện rõ sự tức giận. Và sự tức giận của họ được cụ thể hóa bằng việc nộp đơn khởi kiện.

Các nhà xuất bản đệ đơn lên tòa án liên bang bao gồm: John Wiley & Sons, Hachette Book Group, HarperCollins và Penguin Random House. Các nhà xuất bản này cáo buộc Internet Archive “tham gia vào hoạt động vi phạm bản quyền quy mô lớn”. Họ bắt tay nhau ngăn chặn hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận trên và khắc phục thiệt hại do hành vi vi phạm bản quyền.

John Wiley & Sons, Hachette Book Group, HarperCollins và Penguin Random House bắt tay khởi kiện
John Wiley & Sons, Hachette Book Group, HarperCollins và Penguin Random House bắt tay khởi kiện

“Việc tạo bản sao kĩ thuật số các cuốn sách và cung cấp cho những người có nhu cầu tải chúng phản ánh sự thiếu nhận thức về chi phí tạo ra các cuốn sách, thiếu tôn trọng công sức lao động của các bên tham gia vào quá trình xuất bản sách và coi nhẹ các giới hạn của nguyên tắc bản quyền cốt lõi” các nhà xuất bản lập luận.

Đây không phải lần đầu tiên diễn ra kiện tụng liên quan tới vấn đề bảo vệ bản quyền sách điện tử. Năm 2005, Authors Guild – tổ chức nghề nghiệp lớn nhất và lâu đời nhất tại Mỹ, khởi kiện Google, với chương trình scan sách tham vọng của hãng. Năm 2015, phiên tòa kháng cáo phán quyết rằng, dự án của Google đúng pháp luật chiếu theo Học thuyết Sử dụng hợp lý (Fair Use – nguyên tắc pháp lý chung dựa trên ý tưởng cho phép trích dẫn hoặc sao chép các tư liệu của người khác đã đăng ký bản quyền một cách phi lợi nhuận).

Google cũng vướng phải kiện tụng liên quan tới bản quyền sách điện tử

Google cũng vướng phải kiện tụng liên quan tới bản quyền sách điện tử.

Một phán quyết liên quan của tòa án vào năm 2014 cũng nói rằng, việc các thư viện lưu trữ một bản copy các tài liệu bản cứng, dùng cho các mục đích giới hạn như: Lưu giữ tài liệu điện tử và giúp tăng khả năng tiếp cận tài liệu cho những người dùng khuyết tật…, là hợp pháp.

Cả hai phán quyết của tòa án đều dựa trên một nguyên tắc – các bản scan được sử dụng cho những mục đích giới hạn. Google xây dựng một chỉ mục tìm kiếm và chỉ trả về cho người dùng bản scan một vài trong số các trang sách. Các thư viện chỉ cung cấp toàn bộ nội dung cuốn sách cho những người bị giới hạn khả năng đọc chữ in trên giấy.

Nếu Google thua kiện, hãng này có thể phải bồi thường số tiền hàng tỷ USD do vi phạm bản quyền sách.

Bảo vệ bản quyền sách điện tử đã đến lúc cần được quan tâm

Internet phát triển mạnh mẽ góp phần đưa tác phẩm của tác giả đến gần hơn với công chúng qua môi trường số. Không ít các app cho đọc, tải sách online đã mọc lên tạo sự thuận tiện cho người đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc. Nhưng cũng chính Internet gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động bảo vệ bản quyền nội dung số nói chung và bảo vệ bản quyền sách điện tử nói riêng. Các ấn phẩm có thể sao chép, phân phối với số lượng lớn qua các kênh một cách dễ dàng vào bất cứ thời điểm nào và ở bất cứ đâu.

Giải pháp tốt nhất cho việc bảo vệ bản quyền nội dung số nói chung và sách điện tử nói riêng cần kết hợp giữa các giải pháp pháp lý và giải pháp công nghệ. Thế nhưng, theo ý kiến của nhiều chủ sở hữu quyền, đối với việc dùng các giải pháp pháp lý khi bị vi phạm bản quyền khá khó khăn, tốn kém thời gian và tiền bạc theo đuổi các vụ kiện. Nên nhiều chủ sở hữu quyền không chọn giải pháp kiện ra tòa khi tác phẩm của mình bị vi phạm.

Theo các chuyên gia về công nghệ, để bảo vệ bản quyền trên môi trường số, giải pháp khả thi nhất vẫn là sử dụng các giải pháp công nghệ bảo vệ bản quyền trên môi trường mạng để ngăn chặn sớm hành vi tải xuống và phân phối sách điện tử lậu.

Ở Việt Nam hiện nay, đã có một số giải pháp bảo vệ bản quyền do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ công nghệ. Ví dụ, giải pháp Sigma Multi-DRM được Cartesian, tổ chức hàng đầu thế giới về bảo mật dữ liệu số, công nhận. Giải pháp này do công ty Thủ Đô Multimedia phát triển và được áp dụng trong các dịch vụ truyền hình OTT ở trong nước và quốc tế.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng Giám đốc ThuDo Multimedia chia sẻ: “Chỉ có dùng giải pháp công nghệ mới có thể bảo vệ được nội dung số nói chung, sách điện tử nói riêng trên mạng Internet. Các nhà xuất bản nên tập trung vào việc xuất bản ra các cuốn sách, còn việc chống chọi với sách điện tử lậu hãy giao cho các công ty công nghệ có giải pháp, có kinh nghiệm triển khai”.

Ông Nguyễn Ngọc Hân: "Thủ Đô Multimedia là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam, cũng là doanh nghiệp duy nhất của Đông Nam Á, phát triển thành công giải pháp bảo mật dữ liệu số mang tên Sigma Multi-DRM đạt chuẩn toàn cầu".
Ông Nguyễn Ngọc Hân – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủ Đô Multimedia

Thủ Đô Multimedia là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam, cũng là doanh nghiệp duy nhất của Đông Nam Á, phát triển thành công giải pháp bảo mật dữ liệu số mang tên Sigma Multi-DRM đạt chuẩn toàn cầu.

“Sigma DRM không chỉ góp phần ngăn chặn tình trạng nhức nhối về vi phạm bản quyền trên môi trường Internet ở Việt Nam, mà còn góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp nội dung số Make in Vietnam phát triển” ông Hân nói thêm.

Bảo vệ bản quyền sách điện tử: Khó trông chờ ý thức của độc giả

Bảo vệ bản quyền sách điện tử: Khó trông chờ ý thức của độc giả

Khi trào lưu phát hành và xuất bản điện tử bùng nổ thì các nhà xuất bản và tác giả gặp rất nhiều khó khăn khi muốn ngăn chặn các websites phát hành lậu, cũng như ngăn chặn độc giả tải lậu sách điện tử. Nói chung nếu không dùng công nghệ để bảo vệ bản quyền thì khó có thể trông chờ sự tự giác của người đọc.

Bùng nổ trào lưu tải sách lậu

Một độc giả 18 tuổi vô cùng thích thú khi đọc tác phẩm Children of Blood and Bone (tạm dịch: Đứa trẻ thừa kế) của tác giả Tomi Adeyemi. Cô cảm thấy có chút day dứt khi tải lậu cuốn sách, nhưng mẹ cô một mình nuôi nấng cô. Bà không đủ tài chính giúp cô đọc sách thoả thích. Cô cũng đọc bộ tiểu thuyết Percy Jackson và các vị thần trên đỉnh Olympus mà không trả cho Rick Riordan – tác giả cuốn sách, một đồng nào. Dù vậy, cô không nghĩ mình là một “kẻ trộm”. Cô nói: “Tôi không lấy thức ăn hay quần áo mà không trả tiền cho người làm ra nó. Bởi chúng hữu hình. Tôi tin rằng, thế giới thực và thế giới Internet khác nhau.”

Trên đây chỉ là một trong số hàng triệu độc giả tải lậu các tác phẩm yêu thích từ các trang web lậu. Năm 2017, Văn phòng Sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược công nghiệp của Chính phủ Anh ước tính rằng, 17% lượng sách tiêu thụ là bất hợp pháp. Bất ngờ hơn, những người đọc sách lậu đa phần là nhóm người khá giả về mặt kinh tế và có địa vị xã hội, tuổi từ 30-60.Rất nhiều người sử dụng mạng xã hội để hỏi link tải sách khi trang web lậu họ thường xuyên tải bị đánh sập. Khi được phóng viên tờ The Guardian đặt câu hỏi, họ đều bao biện mình quá nghèo để có thể mua loạt sách đó hay nơi ở của họ không có thư viện hoặc rất khó tìm kiếm những cuốn sách này ở quốc gia họ sống. Một số người cảm thấy ngại ngùng, số khác đổ lỗi cho những tác giả “tham lam” khi ngăn chặn họ tải lậu sách.

Nhiều người từng tải lậu sách là các bác sĩ, nhân viên kế toán... những người được coi là có thu nhập cao

Nhiều người từng tải lậu sách là các bác sĩ, nhân viên kế toán… những người được coi là có thu nhập cao.The Guardiantrên cũng tiến hành một cuộc khảo sát với độc giả trung thành của họ. Hơn 130 độc giả phản hồi, tuổi từ 20-70. Đa phần tải lậu sách một cách thường xuyên. Trong khi một số cảm thấy có lỗi (hơn 1 người nói rằng, chỉ đọc tác phẩm của những tác giả có tên tuổi – những người không phải xếp hàng “xin ăn”), đa phần cảm thấy hành động của họ không có gì sai trái. “Việc đọc sách là một lời khen ngợi cuốn sách đó, hơn là bỏ qua nó”, một độc giả nói. Một vài người nói rằng, “văn học nên miễn phí với tất cả mọi người.”

Một vài người trong số họ bắt đầu đọc sách lậu khi vào đại học, bởi hoá đơn nhiều con số nếu mua giáo trình đắt tiền. “Thành thực, tôi muốn dành số tiền ít ỏi để đi chơi,” một sinh viên 21 tuổi học Đại học Warwick nói. Một số bạn khuyết tật gặp khó khăn nếu muốn tới thư viện, chia sẻ: “Tôi nghĩ không sai về mặt đạo đức. Tôi chỉ kiếm được 80 bảng/tuần (khoảng 2,5 triệu đồng) và thực sự không thể dành 10 bảng mua sách mới. Nhưng tôi yêu thích việc đọc… Thực ra tải sách trên mạng không khác việc mua sách ở cửa hàng sách cũ. Dù là cách nào, tác giả cũng không có thêm tiền.”

Thật bất ngờ, phần lớn những người tham gia trả lời nói rằng, họ tải sách lậu không phải vì lý do tài chính, mà bởi… sự tiện lợi. Các bác sĩ, nhân viên kế toán, các chuyên gia – những người thường được coi là giàu có – đọc vài trang sách lậu trước bởi thường cảm thấy thất vọng sau khi mua nhiều cuốn sách. “Tôi từng bỏ tiền mua vài cuốn sách quá tệ và thấy hối tiếc. Nhờ lậu sách, tôi sẽ đọc trước nội dung. Tôi sẽ mua nó nếu thực sự thấy hấp dẫn” một người nói. Một người khác cho rằng, anh ta có thể tải khoảng 100,000 cuốn sách trong vài giờ và ủng hộ toàn bộ sách cầm tay của mình cho các cửa hàng từ thiện. “Hiển nhiên là tôi không bao giờ đọc hết số sách đó, có lẽ không đọc đến 50 cuốn.”


Rất khó bảo vệ bản quyền sách điện tử nếu chỉ trông chờ vào độc giả

Rất khó bảo vệ bản quyền sách điện tử nếu chỉ trông chờ vào độc giả.Với vô vàn lý do kể trên, những người có thu nhập thấp tới những người học thức cao, thu nhập tốt đểu sử dụng các sản phẩm sách điện tử lậu cho nhiều mục đích khác nhau.

Bảo vệ bản quyền sách điện tử bằng cách nào?

Tình trạng sao chép, phân phối sách lậu ở Việt Nam cũng nhức nhối không kém. Các nhà xuất bản hàng đầu tại Việt Nam như First News, Alphabooks, Nhã Nam, Đông A… đều tỏ ra bất lực khi nói đến vi phạm bản quyền sách, đặc biệt là sách điện tử trên môi trường số. Bởi việc ngăn chặn, xử lý đều gặp rất nhiều khó khăn. Bất cứ ai, chỉ cần một chiếc máy tính, máy chụp ảnh hay photocopy là có thể tạo ra một bản ebook của cuốn sách. Sau đó, phiên bản điện tử này có thể được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội. Các nhà xuất bản đã làm nhiều cách như giảm sâu giá sách, tăng chất lượng in ấn, khởi động các chiến dịch nâng cao ý thức bạn đọc… Nhưng dường như hiệu quả cuối cùng đều chưa cao.

Đại diện nội dung số Alphabooks cho biết: “Hiện nay, nhiều đơn vị xuất bản, nhà phát hành sách không mặn mà với việc đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh sách điện tử. Có nhiều nguyên nhân nhưng đặc biệt là việc kinh doanh ebook kéo theo một loạt hệ lụy về bảo vệ bản quyền. Ở Việt Nam, nhiều website ngang nhiên lấy nội dung bản thảo sách về làm, kinh doanh ngay trên những sản phẩm ebook lậu. Xử lý sau vi phạm mất nhiều thời gian và công sức nhưng chỉ một vài ngày họ lại tái hoành hành”.

Chia sẻ về giải pháp để ngăn chặn tình trạng phát hành sách lậu trên môi trường số, ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đa phương tiện Thủ Đô cho rằng: “Không hoàn toàn là lỗi của độc giả khi các tác phẩm sách điện tử được sao chép, tải lậu, lưu trữ một cách quá dễ dàng. Trong khi đó, việc truy cứu trách nhiệm, áp dụng chế tài pháp luật xử lý lại rất khó khăn. Các nhà xuất bản, tác giả cần phải chủ động bảo vệ mình trước vấn nạn vi phạm bản quyền tràn lan.”

Trên thế giới, nhiều trang tải sách lậu vô cùng cứng đầu. Dù đã bị đánh sập rất nhiều lần nhưng các trang này nhanh chóng “tái xuất” với đuôi tên miền mới như: .com, . net, .org… Michelle Harrison, một tác giả thắng Giải thưởng Sách Thiếu nhi Waterstones, viết trên trang Twitter cá nhân: “Tôi cảm thấy chán nản.”

Cô nói thêm: “Rất nhiều các nhà xuất bản gửi thông báo gỡ nội dung đăng tải trái phép. Nhưng chúng ta đều biết, chỉ là vấn đề thời gian trước khi các trang web này xuất hiện trở lại với “diện mạo” mới. Tôi là bà mẹ đơn thân đang cố gắng kiếm sống. Vì vậy, tôi không có đủ thời gian và tiền bạc để tiếp tục theo đuổi và chấm dứt vấn nạn này.”

Các nhà xuất bản và các tác giả nên tập trung vào việc tạo ra các tác phẩm hay nhất. Công việc bảo vệ bản quyền nên để các công ty công nghệ có kinh nghiệm đảm nhiệm. Các sản phẩm công nghệ được sáng tạo bởi khối óc Việt, vượt qua những đánh giá nghiêm ngặt và hoàn tất kiểm định bởi Cartesian như DRM, Sigma-Multi DRM… là các giải pháp công nghệ giúp các nhà xuất bản bảo vệ, phân phối các tác phẩm.

Nhà xuất bản ảo “mọc lên như nấm”: Tác giả loay hoay tìm giải pháp bảo vệ bản quyền sách trên mạng

Nhà xuất bản ảo “mọc lên như nấm”: Tác giả loay hoay tìm giải pháp bảo vệ bản quyền sách trên mạng

Vấn nạn xâm phạm bản quyền sách điện tử tại Việt Nam diễn ra ngang nhiên từ nhiều năm nay. Thế nhưng, việc ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm bản quyền này không hề dễ.

Bùng nổ nạn sách giả trên mạng Internet

Sách và các tác phẩm văn học hiện được phân phối trên thị trường dưới hai hình thức sách giấy truyền thống và sách điện tử. Hiện sách giấy vẫn chiếm phần lớn thị phần của thị trường sách nhờ trải nghiệm chân thật, sự tập trung, gần gũi và mùi thơm của giấy. Sự xuất hiện của sách điện tử (dưới định dạng ebook, sách nói…) là tất yếu đi cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Sự ra đời của các thiết bị và phần mềm đọc sách như Kindle, Sony Reader, Nook… khiến người đọc ngày càng có xu hướng chuyển dịch sự lựa chọn của mình sang sách điện tử.

Theo Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), kết thúc năm 2019, ngành xuất bản Việt Nam đã xuất bản 33.000 cuốn sách với 400 triệu bản, tổng doanh thu đạt 2.600 tỷ đồng. Trong đó, xuất bản phẩm điện tử đạt trên 2.400 cuốn với 1,5 triệu lượt truy cập, tăng 25 lần về số cuốn, 5 lần về lượt truy cập so với năm 2018.

Sách điện tử ngày càng phổ biến

Ngay từ khi mới xuất hiện, sách điện tử đã được đón nhận nồng nhiệt và trở thành phương thức tiếp cận tri thức không thể thiếu bởi những lợi ích: Mang theo bất cứ đâu, số lượng kho sách khổng lồ, trọng lượng nhẹ, không hỏng, hay đánh mất… Dù vô cùng tiềm năng và đi đúng theo xu hướng của thế giới nhưng thị trường sách điện tử Việt Nam vẫn còn rất nhiều rào cản khiến nó chưa thể phát triển mạnh mẽ. Một trong những rào cản lớn nhất vấn nạn sách lậu tràn lan cả ở các hiệu sách truyền thống, cũng như trên môi trường mạng.

Vấn nạn xâm phạm tác quyền tại Việt Nam diễn ra ngang nhiên, phổ biến và nghiêm trọng. Một số cá nhân, tổ chức tự in sách của các nhà xuất bản (NXB) chính thống chuyển thành phiên bản ebook và đưa lên mạng chia sẻ miễn phí, thậm chí là chào bán có thu phí. Vấn nạn vi phạm bản quyền sách trên mạng đã bị phát hiện từ nhiều năm nay. Cụ thể, năm 2016, Cục An ninh Văn hóa Thông tin và Truyền thông (Bộ Công an) cho biết, trên mạng có khoảng 10 NXB “ảo” chuyên phát hành, ngang nhiên công khai chào bán ebook. Theo các quy định của pháp luật, các NXB này đang phạm pháp.

Sách điện tử ngày càng được ưa chuộng so với sách giấy

Sách điện tử ngày càng được ưa chuộng so với sách giấy.

Trên thế giới, tháng 9/2009, CNN đưa tin, cuốn sách The Lost Symbol (Biểu Tượng Thất Truyền) của tác giả Dan Brown ra mắt tại Mỹ dưới định dạng điện tử trên trang Amazon. Số lượt mua sách tăng chóng mặt và mở ra kỳ vọng mới vào thị trường sách điện tử. Nhưng chỉ trong vài ngày, các bản lậu miễn phí xuất hiện tràn lan trên các trang Rapidshare hay BitTorrent với hơn 100.000 lượt tải xuống. Vi phạm bản quyền số, trước đây giới hạn trong ngành âm nhạc và điện ảnh, nay lan sang ngành xuất bản sách.

Dù biết sản phẩm của mình có thể dễ dàng sao chép nhưng các NXB vẫn chấp nhận hoạt động này và mở rộng ấn bản điện tử bởi đây là xu hướng chung và doanh thu quá hấp dẫn. Amazon cho biết, người sử dụng Kindle mua sách trung bình nhiều hơn 3,1 lần các khách hàng mua sách truyền thống. Tại Việt Nam, nếu đạt 20% thị phần, doanh thu sách điện tử của ngành xuất bản được kỳ vọng cán mốc 1.000 tỷ đồng trong tương lai gần.

Các NXB phải dùng giải pháp công nghệ để bảo vệ mình

Các nhà xuất bản “ảo” mọc lên như “nấm sau mưa” và ngang nhiên vi phạm pháp luật. Thế nhưng đối phó với những NXB “ảo” này không hề dễ. Đánh sập NXB “ảo” này thì các NXB “ảo” khác lại mọc lên. Đại diện một NXB chính thống từng chia sẻ, do bị sao chép, làm giả nhiều ebook nên NXB này có thời điểm phải “đại hạ giá” ebook còn 5.000-10.000 đồng/bản, thậm chí 1.000 đồng/bản và chấp nhận bù lỗ.

Với sách giấy, theo Nghị định 159/2013 quy định hành vi in lậu, in giả từ 300 bản trở lên sẽ bị phạt từ 20-30 triệu đồng. Với chế tài còn nhẹ nhàng như vậy, các đơn vị sách giả có thể thoả sức tung hoành bởi “cùng lắm” bị phạt 30 triệu đồng.

Các NXB chỉ còn biết tích cực tuyên truyền, trông chờ vào ý thức của độc giả, nhưng thực ra việc chờ người dùng có ý thức là điều không hiệu quả trong phòng chống vi phạm bản quyền.

Các NXB gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ bản quyền sách

Các NXB gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ bản quyền sách.

Nhờ sự phát triển của công nghệ, Việt Nam hiện đã có giải pháp giúp các nhà xuất bản chủ động bảo vệ mình trước vấn nạn vi phạm bản quyền sách điện tử. Công ty Cổ phần Truyền thông Đa phương tiện Thủ Đô (Thudo Multimedia) là công ty công nghệ đi tiên phong phát triển giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số đạt chuẩn toàn cầu (với tên thương mại là Sigma Multi-DRM).

Sigma Multi-DRM là giải pháp bảo vệ bản quyền Make in Vietnam được vinh danh tại Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020. Sigma Multi-DRM đã vượt qua những bài kiểm định gắt gao của Cartesian – tổ chức uy tín hàng đầu thế giới, tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu bảo mật của các nhà sản xuất nội dung lớn, giảm thiểu rủi ro về vấn nạn ăn cắp bản quyền nội dung trên mạng.

Về giải pháp ngăn chặn vấn nạn xâm phạm bản quyền trên môi trường mạng, ông Nguyễn Ngọc Hân – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Truyền thông Đa phương tiện Thủ Đô chia sẻ: “Về bản chất, Sigma Multi-DRM thay thế khả năng kiểm soát bản quyền vốn đã rất thụ động và kém hiệu quả từ chính người chủ sở hữu nội dung kỹ thuật số và đặt nội dung kỹ thuật số đó dưới sự kiểm soát của một chương trình máy tính.”

Sơ đồ giản lược cách thức sản phẩm Sigma Multi-DRM bảo vệ bản quyền số

Sơ đồ giản lược cách thức sản phẩm Sigma Multi-DRM bảo vệ bản quyền nội dung số.

Với giải pháp Sigma Multi-DRM, máy chủ thư viện sách điện tử sẽ mã hoá nội dung, hạn chế quyền truy cập, sao chép và in tài liệu của người dùng dựa trên các ràng buộc do người giữ bản quyền của nội dung đặt ra.

Như vậy, các nhà xuất bản có thể yên tâm những sản phẩm trí tuệ của cả một tập thể được an toàn dưới sự dòm ngó của đơn vị phân phối sách lậu.