Các hãng âm nhạc kiện nhà mạng vì không ngăn chặn vi phạm bản quyền nội dung số

Các hãng âm nhạc kiện nhà mạng vì không ngăn chặn vi phạm bản quyền nội dung số

Trở lại với câu chuyện 3 hãng thu âm hàng đầu thế giới bao gồm Arista Records, Sony Music Entertainment, Universal Music, và Warner Records nộp đơn kiện RCN – nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Mỹ vì không có những động thái chống lại hành vi vi phạm bản quyền của các khách hàng sử dụng dịch vụ Internet. Hãng này đã tìm mọi cách thức để bảo vệ mình trong đó có tìm hiểu lý do DRM bị loại bỏ khỏi các bản nhạc.

DRM được dùng để ngăn người dùng chia sẻ trái phép các file nhạc trên iTunes. Về mặt lý thuyết, việc loại bỏ DRM sẽ khiến gia tăng số lượng hành vi vi phạm bản quyền. RCN trước đó đặt câu hỏi cho các hãng âm nhạc nói trên về hoạt động sử dụng DRM của các hãng này nhưng các hãng trả lời rằng họ không thể cung cấp các tài liệu theo yêu cầu. Vì vậy, nói chuyện trực tiếp với những người liên quan tới quyết định loại bỏ DRM là lựa chọn duy nhất còn lại.

Không liên quan tới DRM

Nhà cung cấp dịch vụ Internet cho rằng, bản thân các hãng có thể làm nhiều hơn để ngăn chặn hoạt động trái phép và rằng, loại bỏ DRM có thể dẫn đến kết quả không mong muốn. Tuy nhiên, các hãng âm nhạc không hề muốn chia sẻ những cái tên nào liên quan tới quyết định loại bỏ DRM.

Trong một lá thư gửi cho Toà án bang New Jersey, các hãng chỉ ra rằng, toàn bộ vấn đề về DRM không hề liên quan trong trường hợp này. Câu chuyện liên quan tới DRM diễn ra vào năm 2009, cách nhiều năm so thời điểm diễn ra các hoạt động vi phạm bản quyền trong vụ kiện hiện tại.

Bảo vệ bản quyền nội dung số
Bảo vệ bản quyền nội dung số

“RCN đang tìm kiếm những biện pháp được (hoặc không được) thực hiện vào năm 2009, 2 năm trước khi những vi phạm đầu tiên được xác định bởi các thông báo của Rightscorp – công ty quản lý bản quyền video, âm nhạc và trò chơi và 7 năm trước thời điểm các Nguyên đơn biết đến bất cứ vi phạm nào”.

“Vì thế, bất cứ quyết định nào các Nguyên đơn đưa ra liên quan tới DRM chỉ nên được giới hạn trong các sự kiện trước đây – điều không hề liên quan tới thất bại của RCN trong việc biện hộ” các hãng nói thêm.

Bên cạnh các tranh cãi nêu trên, các công ty âm nhạc cũng chỉ ra rằng, sau 13 năm, không thể tìm ra những ai liên quan tới quyết định từ bỏ DRM. Và ngay cả khi có thể, những người quan trọng nhất có thể không nhớ rõ điều gì diễn ra vào thời điểm đó.

Giờ đây, việc các hãng phải làm theo yêu cầu xác định những cá nhân liên quan sẽ phụ thuộc vào quyết định của toà án.

Theo https://torrentfreak.com/itunes-drm-removal-could-come-back-to-haunt-record-labels-in-piracy-liability-lawsuit-220202/

Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận được những tư vấn về giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số DRM – giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số chủ động.

Các hãng âm nhạc kiện nhà mạng vì không ngăn chặn vi phạm bản quyền nội dung số

Loại bỏ DRM khiến các hãng âm nhạc thiệt hại hàng trăm triệu đô la

Năm 2009, các hãng ghi âm lớn đã quyết định loại bỏ DRM khỏi các bản nhạc trên iTunes. Kể từ thời điểm đó, đã hơn một thập kỷ trôi qua. Giờ đây vấn đề đã trở lại trong một vụ kiện vi phạm bản quyền. Nhà cung cấp dịch vụ Internet RCN lên kế hoạch sử dụng nó như một lời biện hộ, trong khi đó, các hãng tuyên bố rằng vấn đề liên quan tới DRM đã cũ và không còn liên quan.

Cuối những năm 2000, người hâm mộ nhạc rất vui mừng trước thông tin rằng các hãng ghi âm và Apple đã đồng thuận loại bỏ DRM khỏi các file nhạc được tải xuống thông qua iTunes.

Ngành công nghiệp âm nhạc ban đầu mạnh mẽ bảo vệ các file nhạc khỏi bị sao chép trái phép bằng cách áp dụng nhiều biện pháp. Tuy nhiên, các khách hàng mua nhạc hợp lệ cũng không thấy thoải mái với các phương thức trên.

Việc loại bỏ DRM được coi là một bước đột phá với những người phản đối DRM và là một bước đi lớn trong ngành công nghiệp âm nhạc. Tuy nhiên, sau hơn chục năm sau khi iTunes loại bỏ DRM, vấn đề này được xem xét lại trong một vụ việc ăn cắp phức tạp hơn.

Bảo vệ bản quyền nội dung số
Bảo vệ bản quyền nội dung số

Các hãng ghi âm đối đầu với RCN

3 năm trước, một vài hãng thu âm bao gồm Arista Records, Sony Music Entertainment, Universal Music, và Warner Records nộp đơn kiện chống lại nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Mỹ – RCN. Các công ty âm nhạc cáo buộc RCN không có bất cứ hành động nào chống lại những người những người sử dụng dịch vụ của hãng – những người bị buộc tội liên tục vi phạm bản quyền.

Đây chỉ là một vài trong số các vụ kiện vi phạm bản quyền đang diễn ra ở thời điểm hiện tại. Những vụ kiện này không hề nhỏ bởi đang có hàng trăm triệu đô la thiệt hại ở thời điểm hiện tại. Vì thế, RCN đang tìm kiếm mọi cách thức có thể để phản kháng.

Sau khi các nỗ lực thất bại, nhà cung cấp dịch vụ Internet đang tìm kiếm những lựa chọn khác để tự bảo vệ hãng.

Để làm được điều này, hãng muốn biết nhiều hơn về quyết định loại bỏ DRM khỏi các file download từ iTunes. Đặc biệt, công ty chất vấn các công ty nhạc khi tìm hiểu thông tin liên quan tới quyết định loại bỏ DRM.

“Xác định tất cả những ai tham gia vào quyết định loại bỏ DRM vào năm 2009 từ các file nhạc được bán qua cửa hàng iTunes,” yêu cầu nêu rõ.

DRM được tạo ra để làm khó những người muốn chia sẻ file âm thanh bằng cách sử dụng BitTorrent.

Theo: https://torrentfreak.com/itunes-drm-removal-could-come-back-to-haunt-record-labels-in-piracy-liability-lawsuit-220202/

Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận được những tư vấn bảo vệ bản quyền nội dung số DRM.

Các hãng âm nhạc kiện nhà mạng vì không ngăn chặn vi phạm bản quyền nội dung số

Dịch vụ streaming được bảo vệ bởi DRM đang trở thành xu hướng

Mặc dù streaming đang phát triển như vũ bão, truyền hình truyền thống sẽ tiếp tục thành công trong tương lai gần và theo nghiên cứu từ hãng Intertrust, mảng video sẽ phát triển một cách “lai tạo”, một môi trường mà truyền hình truyền thống sẽ tồn tại song song với VOD và live stream.

Báo cáo bảo mật dịch vụ streaming và truyền phát nội dung năm 2022 của một hãng cung cấp dịch vụ bảo mật nội dung được thực hiện vào quý 4 năm 2021 và tiến hành nghiên cứu 227 các nhà sáng tạo nội dung, đài phát thanh truyền hình và các nhà phân phối hàng đầu trong ngành giải trí và truyền thông.

Kết luận được đưa ra là truyền hình TV sẽ không nhanh chóng biến mất và sẽ phát triển theo cách “lai tạo”, một môi trường mà truyền hình truyền thống sẽ tồn tại song song với VOD và live stream. Trả lời cho câu hỏi tương lai của TV sẽ đi về đâu, 42% người được hỏi nhận thấy sự gia tăng giá trị đáng kể trong mảng dịch vụ sử dụng cả stream và truyền thông thông qua các tiêu chuẩn như HbbTV và ATSC 3.0.

“Các nhà điều hành truyền thanh truyền hình TV và các streamer có chung mục tiêu thu hút và giữ chân người theo dõi để gia tăng tỷ suất hoàn vốn đầu tư – ROI”, Tim Siglin Giám đốc điều hành kiêm sáng lập Help Me Stream Research Foundation và đồng thời là tác giả của báo cáo trên 2022 Secure Streaming & Broadcast Workflows Report. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng dịch vụ streaming và phát thanh truyền hình đã “gặp nhau” và phát triển tới điểm mà các khách hàng chủ yếu quan tâm tới xem gì và xem ở đâu, thay vì quan tâm họ đang sử dụng OTT hay TV truyền thống”.

Luồng hoạt động của hệ thống Sigma DRM
Luồng hoạt động của hệ thống Sigma DRM

Báo cáo này cũng chỉ ra rằng, streaming và truyền hình truyền thống đang ngày càng phát triển đan xen lẫn nhau trong một trải nghiệm người dùng duy nhất. Giao diện người dùng thông qua một TV được kết nối mạng và các ứng dụng sẽ đóng vai trò quyết định, thay thế các hướng dẫn chương trình điện tử truyền thống. Theo như báo cáo, kết quả là, một giải pháp bảo mật với lớp bảo mật sẽ trở thành xu hướng trong ngành này.

Trong khi gần như một nửa số người được hỏi coi dịch vụ chống ăn cắp bản quyền như là một phương tiện để bảo toàn doanh thu, bảo vệ bản quyền nội dung số DRM – Digital Rights Management được lựa chọn nhiều nhất với 22%, theo sau lần lượt là geo-blocking (hạn chế truy cập theo vị trí địa lí) – 18%, phân tích nội dung (content monitoring) – 16%, hình mờ -watermarking (10%) và ứng dụng bảo vệ – application shielding (10%). Kết quả chỉ ra rằng, một lớp bảo mật bao gồm những phương thức trên sẽ giải quyết tốt nhu cầu thị trường.

Báo cáo không chỉ cho thấy nhu cầu bảo vệ bản quyền nội dung số để bảo vệ nội dung “vàng”, mà còn cho thấy một giải pháp toàn diện, chống ăn cắp bản quyền cũng vô cùng quan trọng để bảo vệ doanh thu của nhà cung cấp dịch vụ.

Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận tư vấn dịch vụ bảo vệ bản quyền nội dung số phù hợp nhất với công ty của bạn.

Theo https://finance.yahoo.com/news/report-reveals-converged-broadcast-streaming-190000503.html

Bài viết liên quan

Việc Intel loại bỏ SGX ảnh hưởng tới nội dung DRM và Ultra HD Blu-ray

Game không còn gặp rắc rối với Intel thế hệ 12 Alder Lake/DRM

Các hãng âm nhạc kiện nhà mạng vì không ngăn chặn vi phạm bản quyền nội dung số

Việc Intel loại bỏ SGX ảnh hưởng tới nội dung DRM và Ultra HD Blu-ray

Công nghệ ngày nay giúp video chất lượng cao xuất hiện chỉ bằng một cú nhấp. Trong khi streaming cung cấp tiện ích tối ưu, thì các yếu tố khác từ cổng chất lượng cao A/V cho tới nhu cầu định dạng vật lý (do kết nối mạng kém) đã giúp cho cộng đồng sử dụng định dạng lưu trữ đĩa quang kỹ thuật số Blu-ray tồn tại. Thật không may, các fan Blu-ray sử dụng phần cứng Intel mới nhận được một vài tin không mấy vui liên quan tới hỗ trợ định dạng 4K UHD Blu-ray.

Một danh sách do Intel công bố trong tháng này cung cấp một cái nhìn chuyên sâu những thay đổi phía sau lõi xử lý Intel. Danh sách này chi tiết hóa các công nghệ mới nhất và hiệu suất đằng sau các bộ xử lý cũng như một danh sách ngắn gọn tính năng không còn khả dụng. Danh sách thứ hai nêu trên bao gồm việc loại bỏ SGX (Software Guard Extensions – Phần mở rộng bảo vệ phần mềm). Trước đó, SGX là một yêu cầu bắt buộc dành cho các nội dung chuẩn 4K.

DRM bảo vệ bản quyền nội dung số
DRM bảo vệ bản quyền nội dung số

Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số (Digital rights management – DRM), được sử dụng trong các đĩa Ultra HD Blu-ray, dựa vào SGX để hỗ trợ bảo mật bên trong hệ thống của người dùng. Việc loại bỏ SGX trong dòng CPUs thế hệ 11 và 12 đồng nghĩa với người dùng sản phẩm Intel để trình chiếu các nội dung 4K UHD Blu-ray không còn có thể xem độ phân giải 3840×2160 của các định dạng độ nét cao.

Được giới thiệu đi cùng với dòng xử lý Skylake, SGX là một tập hợp các đoạn code bảo mật được thiết kế để hỗ trợ bảo mật phần tính toán, duyệt nội dung, và DRM. Các phần cứng với SGX cho phép tạo ra một không gian bảo mật (a secure container) được thiết kế nhằm bảo vệ dữ liệu an toàn và toàn vẹn khi được gửi tới không gian này. Hàm cryptographic hash hay băm mật mã được sử dụng để chứng minh quyền tương tác với không gian bảo mật và dữ liệu điện toán trong nó. Dựa vào yêu cầu này, không dữ liệu nào có thể xâm nhập “vùng đất” trên nếu băm mật mã không được cung cấp.

Mặc dù việc loại bỏ SGX đồng nghĩa với các nội dung được bảo vệ bởi DRM sẽ không còn có thể truy cập được với những người dùng sử dụng những dòng Intel mới nhất, nhưng khả năng trình chiếu định dạng này không mất đi. Dựa vào những thông tin sẵn có, dường như dữ liệu và định dạng 4K không gắn DRM vẫn có thể hoạt động bình thường.

Giải pháp công nghệ bảo vệ bản quyền nội dung số DRM giúp các nhà sản xuất nội dung bảo vệ bản quyền một cách chủ động. Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận được những tư vấn giải pháp phù hợp nhất với công ty của bạn.

Theo https://www.techspot.com/news/93006-intel-sgx-deprecation-impacts-drm-ultra-hd-blu.html#commentsOffset

Game không còn gặp rắc rối với Intel thế hệ 12 Alder Lake/DRM

Game không còn gặp rắc rối với Intel thế hệ 12 Alder Lake/DRM

Nếu bạn đang trì hoãn việc nâng cấp lên Intel thế hệ 12 Alder Lake bởi không muốn không thể chơi một vài trò chơi yêu thích thì đây là tin tốt: các vấn đề liên quan tới bảo vệ bản quyền nội dung số – Digital Rights Management (DRM) đã gây ra lỗi không thể chơi một vài tựa game đã được giải quyết hoàn toàn.

Tháng 11 năm ngoái, Intel công bố một danh sách các trò chơi không tương thích với chip Intel thế hệ 12 Alder Lake. Vấn đề xuất phát từ phần mềm bảo vệ bản quyền nội dung số (Denuvo). Dường như, phần mềm DRM không thể nhận diện chính xác nhân tiết kiệm điện (Alder Lake’s Efficient cores, E-cores). Điều này ngăn các trò chơi khởi động, gây ra xung đột trong quá trình chơi game, hoặc bất ngờ tắt nguồn.

Danh sách do Intel đưa ra bao gồm 90 tựa game, bao gồm cả game Assassin’s Creed Valhalla. Có một vài cách để giải quyết vấn đề nêu trên, bao gồm bật chế độ tương thích Legacy Game Compatibility Mode (nếu có) của BIOS máy tính, đặt chế độ chờ cho E-cores trong khi chơi game. Và một vài nhà sản xuất bo mạch chủ phát hành những công cụ cho phép người dùng chuyển đổi bật tắt chế độ E-cores một cách đơn giản thông qua giao diện người dùng (UI).

Intel thế hệ 12 Alder Lake (Photo: Internet)
Intel thế hệ 12 Alder Lake (Photo: Internet)

Vào tháng 12, Intel đã thông báo rằng danh sách các trò chơi bị ảnh hưởng bởi cả Alder Lake/DRM giảm xuống còn 3 trò chơi – Assassin’s Creed Valhalla, Fernbus Simulator, và Madden 22.

Tuy nhiên, Intel đã xác nhận rằng, hãng đã giải quyết triệt để vấn đề liên quan tới DRM chip Intel thế hệ 12 Alder Lake, bằng cách làm việc với các nhà phát hành game và Microsoft; mỗi tựa game trong danh sách đã được sửa lỗi hoặc qua bản vá hoặc update hệ điều hành. Người dùng có thể thông báo với Intel bất cứ tựa game nào đang gặp vấn đề với Intel thế hệ 12 Alder Lake.

DRM (Digital Rights Management systems) được dùng để ngăn chặn các nội dung kỹ thuật số không bị tải xuống, sao chép và từ đó ngăn những thiệt hại về tài chính với chủ sở hữu. Khi một nền tảng phân phối nội dung muốn trình chiếu các nội dung được bảo vệ, nó phải tích hợp hệ thống phần mềm trong quá trình lưu trữ và tái phân phối, bao gồm cả DRM (Digital Rights Management).

Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận tư vấn giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số DRM phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.

Theo https://www.techspot.com/news/92942-all-games-impacted-alder-lakedrm-issues-have-now.html

Bài viết liên quan

Truyện tranh trên ComiXology sẽ gắn DRM

Canon chỉ người dùng cách vượt qua công cụ DRM