Sự thiếu hụt chip tiếp tục diễn ra dẫn tới nhà sản xuất máy in giờ đây phải hướng dẫn các khách hàng vượt qua các cảnh báo bảo vệ bản quyền DRM.

Thực trạng thiếu hụt chip vẫn đang diễn ra, bạn có thể đọc đâu đó ảnh hưởng của sự thiếu hụt này trong mảng máy tính và phương tiện. Rất nhiều các ngành công nghiệp nhỏ hơn vẫn đang phải vật lộn để tiếp tục hoạt động khi thiếu hụt nguồn cung vẫn đang diễn ra. Một trong số những ngành chịu ảnh hưởng là mảng máy in và giờ đây, một thương hiệu nổi tiếng đã buộc phải có hành động quyết liệt để làm hài lòng một số khách hàng.

Do không có đủ chip, Canon đã phải bán hộp mực máy in mà không có chip DRM (Digital Rights Management), bảo vệ bản quyền nội dung, hay bộ phận chống copy này giúp hãng khuyến khích bạn không sử dụng mực máy in của những thương hiệu khác.

Thiếu một công cụ để được nhận diện là hợp lệ, thương hiệu mực in Canon hiện tại bị chính máy in của hãng này gắn cờ là mực in của thương hiệu khác. Như vậy, những người sở hữu máy in bị ảnh hưởng trên sẽ nhận được một thông báo từ Canon giải thích rằng, mực in mà họ vừa lắp đặt không thể nhận diện.

Tại sao DRM lại rất cần thiết?
Tại sao DRM lại rất cần thiết?

Canon không ngăn bạn sử dụng mực in của bên thứ ba, vì vậy, bạn có thể bỏ qua cảnh báo “chỉ sử dụng mực in chính hãng” và tiếp tục in ấn mà không bị suy giảm chất lượng, nhưng giờ đây, ngay cả khi sử dụng mực in chính hãng bạn cũng phải làm điều tương tự.

Canon cam kết rằng, mặc dù việc phải bỏ qua cảnh báo để máy tiếp tục hoạt động bình thường là hơi kỳ quặc, chất lượng của bản in sẽ không bị ảnh hưởng nếu bạn sử dụng mực in của hãng. Tuy nhiên, phần hiển thị lượng mực in còn lại sẽ không còn chính xác và có thể giảm từ 100% xuống còn 0%. Điều này tương tự như việc xe ô tô bị hỏng bộ thiết bị đo lượng xăng còn lại, máy in có thể hết mực mà bạn không được cảnh báo trước.

Canon sẽ quay trở lại sử dụng chiến thuật cảnh báo để hạn chế việc người dùng sử dụng mực in của hãng khác ngay khi việc cung ứng chip giúp gắn DRM trở lại bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc những khách hàng mong muốn tiết kiệm vài đồng khi sử dụng mực in của bên thứ ba sẽ tiếp tục nhận được tin nhắn cảnh báo trong tương lai và cần hi vọng rằng, Canon sẽ không lựa chọn ngăn cấm hoàn toàn việc sử dụng mực in của bên thứ ba – điều mà thương hiệu HP nổi tiếng từng làm vào năm 2016.

Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận được tư vấn bảo vệ bản quyền nội dung số DRM phù hợp nhất với công ty của bạn.

Theo https://gizmodo.com/printer-cartridge-debacle-forces-canon-to-tell-customer-1848332901

Bài viết liên quan

Sony có thể sử dụng blockchain cho DRM mảng games

Sony sử dụng blockchain DRM để bảo vệ nội dung