84 / 100

Các vụ kiện tụng trị giá hàng tỷ USD liên tục diễn ra nhằm bảo vệ bản quyền sách điện tử trên môi trường Internet. Thị trường sách điện tử béo bở là miếng mồi ngon cho các bên phân phối sách điện tử lậu lộng hành. Vậy giải pháp công nghệ bảo vệ bản quyền nội dung số cần áp dụng như thế nào, cùng tìm hiểu với Thủ Đô nhé!

4 nhà xuất bản lớn khởi kiện trang Internet Archive vi phạm bản quyền sách điện tử

Một trong những khu vực chịu tổn thất nặng nề do yêu cầu giãn cách xã hội liên quan tới đại dịch Coronavirus là các thư viện công cộng. Rất nhiều thư viện phải đóng cửa ở nhiều nơi trên thế giới.

Internet Archive là một website trực tuyến, tự mô tả mình như một thư viện cho “mượn” các bản sao kỹ thuật số miễn phí của hàng triệu cuốn sách. Nguồn sách của thư viện đến từ hoạt động quyên góp, mua sách hoặc hợp tác với các thư viện truyền thống. Trang web đã sử dụng danh sách chờ để đảm bảo rằng, chỉ một bản sao của một tác phẩm nhất định được sử dụng tại một thời điểm.

Tháng 3/2020, Internet Archive ra thông báo mở rộng quyền truy cập các cuốn sách điện tử trong thời kì dịch bệnh: “Internet Archive tạm dừng sử dụng danh sách chờ cho 1,4 triệu cuốn sách. Chúng tôi tạo ra một Thư viện Quốc gia Khẩn cấp để phục vụ những độc giả không thể tới thư viện truyền thống. Việc tạm dừng danh sách chờ sẽ áp dụng tới ngày 30/06/2020 hoặc thời điểm kết thúc tình trạng khẩn cấp ở Mỹ, tùy thời điểm nào đến sau.”

Trang Internet Archive bị cáo buộc vi phạm bản quyền trên quy mô lớn

Trang Internet Archive bị cáo buộc vi phạm bản quyền trên quy mô lớn.

Thông báo chấm dứt chính sách chờ. Rất nhiều độc giả có thể đọc cùng một cuốn sách mà không phải đợi những độc giả khác đọc xong. Thông báo trên nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng. Website có hơn 20.000 người đăng ký mới chỉ trong 2 ngày. Số lượng sách “cho mượn” lên tới 15.000-20.000 cuốn trong vài ngày.

“Trong bối cảnh tình trạng khẩn cấp quốc gia, hệ thống thư viện sẽ hỗ trợ những độc giả buộc phải học tập tại nhà,” nhà sáng lập Internet Archive – Brewster Kahle nói.

Đây là một nguồn tài liệu tuyệt vời phục vụ công việc học tập. Nó mang lại rất nhiều giá trị cho những người bị kẹt tại nhà bởi đại dịch Coronavirus. Nhưng đứng ở góc độ người nắm giữ bản quyền, bạn không thể không đặt câu hỏi: Hoạt động này liệu có hợp pháp?

Sau khi Internet Archive thông báo tạo ra Thư viện Quốc gia Khẩn cấp trong thời kì đại dịch, một nhóm các nhà văn và các nhà xuất bản thể hiện rõ sự tức giận. Và sự tức giận của họ được cụ thể hóa bằng việc nộp đơn khởi kiện.

Các nhà xuất bản đệ đơn lên tòa án liên bang bao gồm: John Wiley & Sons, Hachette Book Group, HarperCollins và Penguin Random House. Các nhà xuất bản này cáo buộc Internet Archive “tham gia vào hoạt động vi phạm bản quyền quy mô lớn”. Họ bắt tay nhau ngăn chặn hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận trên và khắc phục thiệt hại do hành vi vi phạm bản quyền.

John Wiley & Sons, Hachette Book Group, HarperCollins và Penguin Random House bắt tay khởi kiện
John Wiley & Sons, Hachette Book Group, HarperCollins và Penguin Random House bắt tay khởi kiện

“Việc tạo bản sao kĩ thuật số các cuốn sách và cung cấp cho những người có nhu cầu tải chúng phản ánh sự thiếu nhận thức về chi phí tạo ra các cuốn sách, thiếu tôn trọng công sức lao động của các bên tham gia vào quá trình xuất bản sách và coi nhẹ các giới hạn của nguyên tắc bản quyền cốt lõi” các nhà xuất bản lập luận.

Đây không phải lần đầu tiên diễn ra kiện tụng liên quan tới vấn đề bảo vệ bản quyền sách điện tử. Năm 2005, Authors Guild – tổ chức nghề nghiệp lớn nhất và lâu đời nhất tại Mỹ, khởi kiện Google, với chương trình scan sách tham vọng của hãng. Năm 2015, phiên tòa kháng cáo phán quyết rằng, dự án của Google đúng pháp luật chiếu theo Học thuyết Sử dụng hợp lý (Fair Use – nguyên tắc pháp lý chung dựa trên ý tưởng cho phép trích dẫn hoặc sao chép các tư liệu của người khác đã đăng ký bản quyền một cách phi lợi nhuận).

Google cũng vướng phải kiện tụng liên quan tới bản quyền sách điện tử

Google cũng vướng phải kiện tụng liên quan tới bản quyền sách điện tử.

Một phán quyết liên quan của tòa án vào năm 2014 cũng nói rằng, việc các thư viện lưu trữ một bản copy các tài liệu bản cứng, dùng cho các mục đích giới hạn như: Lưu giữ tài liệu điện tử và giúp tăng khả năng tiếp cận tài liệu cho những người dùng khuyết tật…, là hợp pháp.

Cả hai phán quyết của tòa án đều dựa trên một nguyên tắc – các bản scan được sử dụng cho những mục đích giới hạn. Google xây dựng một chỉ mục tìm kiếm và chỉ trả về cho người dùng bản scan một vài trong số các trang sách. Các thư viện chỉ cung cấp toàn bộ nội dung cuốn sách cho những người bị giới hạn khả năng đọc chữ in trên giấy.

Nếu Google thua kiện, hãng này có thể phải bồi thường số tiền hàng tỷ USD do vi phạm bản quyền sách.

Bảo vệ bản quyền sách điện tử đã đến lúc cần được quan tâm

Internet phát triển mạnh mẽ góp phần đưa tác phẩm của tác giả đến gần hơn với công chúng qua môi trường số. Không ít các app cho đọc, tải sách online đã mọc lên tạo sự thuận tiện cho người đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc. Nhưng cũng chính Internet gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động bảo vệ bản quyền nội dung số nói chung và bảo vệ bản quyền sách điện tử nói riêng. Các ấn phẩm có thể sao chép, phân phối với số lượng lớn qua các kênh một cách dễ dàng vào bất cứ thời điểm nào và ở bất cứ đâu.

Giải pháp tốt nhất cho việc bảo vệ bản quyền nội dung số nói chung và sách điện tử nói riêng cần kết hợp giữa các giải pháp pháp lý và giải pháp công nghệ. Thế nhưng, theo ý kiến của nhiều chủ sở hữu quyền, đối với việc dùng các giải pháp pháp lý khi bị vi phạm bản quyền khá khó khăn, tốn kém thời gian và tiền bạc theo đuổi các vụ kiện. Nên nhiều chủ sở hữu quyền không chọn giải pháp kiện ra tòa khi tác phẩm của mình bị vi phạm.

Ebook DRM

Theo các chuyên gia về công nghệ, để bảo vệ bản quyền trên môi trường số, giải pháp khả thi nhất vẫn là sử dụng các giải pháp công nghệ bảo vệ bản quyền trên môi trường mạng để ngăn chặn sớm hành vi tải xuống và phân phối sách điện tử lậu.

Ở Việt Nam hiện nay, đã có một số giải pháp bảo vệ bản quyền do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ công nghệ. Ví dụ, giải pháp Sigma Multi-DRM được Cartesian, tổ chức hàng đầu thế giới về bảo mật dữ liệu số, công nhận. Giải pháp này do công ty Thủ Đô Multimedia phát triển và được áp dụng trong các dịch vụ truyền hình OTT ở trong nước và quốc tế.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng Giám đốc ThuDo Multimedia chia sẻ: “Chỉ có dùng giải pháp công nghệ mới có thể bảo vệ được nội dung số nói chung, sách điện tử nói riêng trên mạng Internet. Các nhà xuất bản nên tập trung vào việc xuất bản ra các cuốn sách, còn việc chống chọi với sách điện tử lậu hãy giao cho các công ty công nghệ có giải pháp, có kinh nghiệm triển khai”.

Ông Nguyễn Ngọc Hân: "Thủ Đô Multimedia là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam, cũng là doanh nghiệp duy nhất của Đông Nam Á, phát triển thành công giải pháp bảo mật dữ liệu số mang tên Sigma Multi-DRM đạt chuẩn toàn cầu".
Ông Nguyễn Ngọc Hân – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủ Đô Multimedia

Thủ Đô Multimedia là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam, cũng là doanh nghiệp duy nhất của Đông Nam Á, phát triển thành công giải pháp bảo mật dữ liệu số mang tên Sigma Multi-DRM đạt chuẩn toàn cầu.

“Sigma DRM không chỉ góp phần ngăn chặn tình trạng nhức nhối về vi phạm bản quyền trên môi trường Internet ở Việt Nam, mà còn góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp nội dung số Make in Vietnam phát triển” ông Hân nói thêm.