81 / 100

Trước xu hướng ngày càng gia tăng của các loại hình truyền dẫn dữ liệu như các trang tải xuống nội dung bằng torrent (link tải tốc độ cao), vấn nạn ăn cắp bản quyền trực tuyến ngày càng trở nên nhức nhối. Công nghệ DRM (Digital Rights Management) không “bỏ tù” những người tham gia vào hoạt động phân phối trái phép nội dung. Thay vào đó, DRM khiến họ không thể ăn cắp hoặc chia sẻ các nội dung ngay từ đầu.

Mô hình hoạt động của DRM

Phần lớn các trường hợp, DRM bao gồm các đoạn mật mã (codes) giúp ngăn cấm hoạt động sao chép, hoặc các đoạn mã giới hạn thời gian hoặc số lượng thiết bị có thể truy cập một sản phẩm.

DRM bảo vệ nội dung số
DRM bảo vệ nội dung số

Các nhà xuất bản, tác giả, hoặc các nhà sáng tạo nội dung khác sử dụng một ứng dụng cho phép mã hóa nội dung, dữ liệu, sách điện tử, phần mềm, hoặc bất cứ tư liệu bản quyền nào khác. Chỉ những ai có chìa khóa giải mã (decryption keys) mới có thể truy cập vào dữ liệu trên. Họ cũng có thể sử dụng các công cụ để giới hạn/hạn chế những gì người dùng có thể làm với dữ liệu.

Đọc thêm: Digital Guardian

Cách DRM bảo vệ nội dung của bạn

Có rất nhiều cách để bảo vệ nội dung, phần mềm, sản phẩm. DRM cho phép công ty bạn:

  • Giới hạn hoặc ngăn chặn người dùng sửa hoặc lưu trữ dữ liệu.
  • Giới hạn hoặc ngăn chặn người dùng chia sẻ hoặc chuyển tiếp các sản phẩm hoặc nội dung.
  • Giới hạn hoặc ngăn chặn người dùng in ấn nội dung. Với một vài nội dung, các trang văn bản hoặc tác phẩm nghệ thuật chỉ có thể được in ấn tới một số lượng nhất định.
  • Không cho phép người dùng chụp lại màn hình hoặc trình chiếu nội dung của bạn.
  • Đặt một ngày hết hạn trong các tài liệu hoặc phương tiện giải trí. Sau mốc thời gian này, người dùng sẽ không thể tiếp tục truy cập. Một cách khác để thực hiện là giới hạn số lần sử dụng của một người dùng. Ví dụ, một tài liệu không thể sử dụng sau khi người dùng nghe nó 10 lần hoặc mở tài liệu và in PDF 20 lần.
  • Chỉ truy cập nội dung từ một vài địa chỉ IP, địa điểm, hoặc thiết bị nhất định. Điều này có nghĩa rằng, nếu tài liệu của bạn chỉ được sử dụng ở Mỹ, thì nó không thể truy cập tại các quốc gia khác.
  • Tạo hình mờ (dạng text, hình ảnh, logo hay slogan) trong các tài liệu để thiết lập chủ quyền và nhận diện thương hiệu.

Đọc thêm: https://thudomultimedia.com/drm-digital-rights-management-la-gi-tpm-la-gi/

Bảo vệ bản quyền kĩ thuật số (DRM) cũng cho phép các nhà phân phối nội dung và các tác giả truy cập bản ghi chi tiết những ai hay thời điểm nào các phần mềm, nội dung, đa phương tiện được sử dụng. Ví dụ, bạn có thể nhận ra một sách điện tử (e-book) được tải xuống hoặc in ấn vào lúc nào và ai là người in nó.

Đọc thêm: DRM (Digital Rights Management)

Kết luận

Để có thể biết thêm thông tin về DRM, hãy liên hệ với Thủ Đô Multimedia để nhận về những thông tin cập nhật mới nhất