Thủ Đô Multimedia khao khát vươn mình ra biển lớn

Thủ Đô Multimedia khao khát vươn mình ra biển lớn

Con tàu Thủ Đô Multimedia với thuyền trưởng Hân Nguyễn đang mạnh mẽ vượt qua những sóng gió, băng qua biển rộng tìm đến những miền đất mới với niềm tin mạnh mẽ chưa ngừng cạn.

Thời điểm năm 2002, Việt Nam chưa tự sản xuất được TV. Nhập công nghệ về cũng mất tối thiểu 2 triệu USD. Một chàng kỹ sư trẻ mới vào làm việc tại Hanel đã “cả gan” xung phong một mình viết phần mềm cho TV màu màn hình phẳng, việc chưa ai từng nghĩ người Việt có thể làm được ở thời điểm đó, trong đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu thiết kế chế tạo ti vi mầu màn hình phẳng chất lượng cao”.

Và đến năm 2004, chiếc TV màu lần đầu tiên được sản xuất tự chủ tại Việt Nam do kỹ sư Việt Nam tại HANEL sản xuất cả phần cứng và phần mềm đã ra mắt công chúng.Chàng kỹ sư trẻ gây được ngạc nhiên cho giới điện tử lúc đó là Nguyễn Ngọc Hân: “Giá một chiếc TV, nếu tính chỉ mua phần cứng thì chỉ khoảng 20 USD, còn xuất xưởng thì giá phải gấp 5-10 lần. Cái chính là phải tự chủ được phần mềm và thiết kế phần cứng. Nếu chủ động được việc này trong nước thì giá trị gia tăng khi sản xuất tại Việt Nam tăng lên mấy trăm lần”.

Nguyen Ngoc Han ThuDoMultimedia Sigma DRM
Con tàu Thủ Đô Multimedia với thuyền trưởng Hân Nguyễn

Những ngày lập nghiệp thật khó khăn. Để nuôi công ty non trẻ, ban ngày Hân chạy hàng chục km qua đường vành đai 3 đầy bụi cát bắn rát mặt để làm việc, chiều về công ty của mình kiểm tra công việc, sau đó lại sang công ty thứ 3 “cày thêm”.  Nhưng đó là thời gian đáng nhớ vì mình đang đi vào một lĩnh vực mới và đó là động lực để thôi thúc mình cần phải làm được một sản phẩm nào đó có dấu ấn. Và quan trọng, tất cả các sản phẩm mình làm ra, đều bằng năng lực và đội ngũ kỹ sư trong nước.

Thị trường nội dung số còn phát sinh một vấn nạn làm đau đầu các nhà sản xuất là nạn ăn cắp bản quyền, vi phạm bản quyền. Ước tính, hàng năm các nhà sản xuất nội dung tại Việt Nam thiệt hại khoảng 8.000 tỷ đồng vì bị đánh cắp bản quyền. Nhiều bản quyền truyền hình như giải bóng đá C1 phải dừng phát sóng, thiệt hại hàng chục triệu USD cho nhà đài.

Hân và đồng sự lại bước lên chuyến tàu chiến đấu với vấn nạn ăn cắp bản quyền, phát triển giải pháp bảo vệ bản quyền trên môi trường số. Và với giải pháp Sigma Multi-DRM được Cartesian kiểm định và chứng nhận đạt tiêu chuẩn về bảo mật, Thủ Đô Multimedia trở thành 1 trong 20 doanh nghiệp trên thế giới sở hữu giải pháp bảo vệ bản quyền.

Đặc biệt bảo vệ bản quyền trong lĩnh vực truyền hình chỉ hơn 10 đơn vị toàn cầu có phát minh trong lĩnh vực này. Sigma Multi-DRM như một hàng rào bảo vệ cho doanh nghiệp sản xuất nội dung có doanh thu hàng ngàn tỷ đồng/năm.

“Các nhà sáng tạo như là rễ của một cái cây, nếu rễ đó không được bảo vệ, chăm sóc thì cái cây sẽ bị suy yếu và chết dần. Vì vậy, sau thành công ở lĩnh vực truyền hình, Sigma Multi-DRM đang mở rộng sang các lĩnh vực sở hữu bản quyền trên Internet khác như bản quyền âm nhạc, xuất bản sách điện tử, chương trình nghệ thuật… nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hàng trăm ngàn nhạc sỹ, nhà thơ – nhà văn, nghệ sỹ, ca sỹ…

Đồng thời, giúp thị trường hoạt động lành mạnh, minh bạch và phát triển. Quan trọng hơn nữa, giải pháp này dù rất khó và không phổ biến, nhưng năng lực kỹ sư trong nước tại Thủ Đô Multimedia đã làm được và thương mại thành công”, Hân cho biết.

Nối tiếp hành trình, Hân cho biết, đội ngũ kỹ sư của Thủ Đô Multimedia đang hồ hởi chinh phục biển lớn công nghệ trong năm 2022 với mục tiêu thách thức hơn là tiên phong phát triển truyền hình tương tác, mở ra không gian mới, chân trời mới, mỏ vàng mới cho truyền hình.

Đọc toàn bộ bài viết: TẠI ĐÂY

DRM: Công cụ chủ động bảo vệ bản quyền nội dung số

DRM: Công cụ chủ động bảo vệ bản quyền nội dung số

Bảo vệ bản quyền nội dung số – Digital Rights Management (DRM) là phần mềm bảo vệ bản quyền chống lại nạn ăn cắp chất xám, giảm thiểu hoạt động sao chép không được phép và phân phối các phần mềm và phương tiện truyền thông số. DRM được dùng để bảo vệ phim ảnh, sách điện tử, nhạc số, tác phẩm nghệ thuật, và các thông tin quan trọng.

DRM là một công cụ hoàn toàn chủ động. Không thể chờ đợi việc bắt những kẻ vi phạm bản quyền, thay vào đó, công nghệ này tạo ra các rào cản trong việc sử dụng, thay đổi và phân phối nội dung số. Các chiến lược khác nhau bao gồm: mã xác thực, mật mã, giới hạn sao chép, chống giả mạo, khoá theo vùng miền, ngày hết hạn sử dụng, xác thực người dùng, kiểm soát thiết bị, và  theo dõi thiết bị.

Các giải pháp công nghệ DRM được sử dụng bởi các doanh nghiệp, các studio sáng tạo, các hãng sáng tạo nội dung, nhà xuất bản, các công ty công nghệ. DRM còn được biết đến với tên gọi Các công nghệ bảo vệ (Technological Protection Measures (TPM)).

Luồng hoạt động của hệ thống Sigma DRM
Luồng hoạt động của hệ thống Sigma DRM

Phần lớn người dùng không quan tâm tới bảo vệ bản quyền và bị động hoàn toàn khi nói về bảo vệ bản quyền kĩ thuật số. Chừng nào còn có thể truy cập nội dung họ thích, họ không bận tâm tới những chi tiết khác. Khi DRM được tích hợp trong các tệp tin, các công ty có thể “giao tiếp” với người dùng về những gì họ có thể hoặc không thể làm liên quan tới nội dung số.

Các nhà sản xuất video, âm nhạc và phim ảnh chi số tiền khổng lồ  để tạo ra các sản phẩm video với hi vọng rằng, họ sẽ có thể thu hồi khoản vốn khi sản phẩm lên sóng hoặc khi nó được stream hoặc phân phối trực tuyến (online). DRM đảm bảo rằng, chỉ những người dùng trả phí mới có thể xem phim hoặc video. Nó cũng đảm bảo rằng video chỉ có thể truy cập từ một nhóm khán giả nhất định. Ví dụ, các video có nội dung người lớn chỉ có thể được tiếp cận bởi những người xác thực được độ tuổi hợp pháp.

Công cụ DRM có thể giúp các công ty kiểm soát quyền truy cập các thông tin mật. Khi sử dụng trong mảng này, nó có thể giúp xác định và điều tra hoạt động sử dụng trái phép và các điểm “gây thất thoát”.

Blockchain, công nghệ sử dụng mật mã để bảo mật một tài sản số phân tán, là một công nghệ mới nổi gần đây trong bảo vệ bản quyền nội dung số. Nó được dùng để bảo mật NFT (Non-Fungible Tokens – mật mã không thể thay thế), chỉ có duy nhất, tài sản số có thể xác thực như tác phẩm nghệ thuật, ảnh gifs, video, thẻ trading, và âm nhạc.

Rất nhiều các phần mềm quản lý tài sản số bao gồm tính năng DRM trong các gói giao dịch nhằm đảm bảo tài sản được phân phối một cách an toàn.

Bảo vệ bản quyền số với DRM: “Liều thuốc ngủ” cho các tác giả

Bảo vệ bản quyền số với DRM: “Liều thuốc ngủ” cho các tác giả

Như rất nhiều người, gia đình tôi sử dụng quãng thời gian tại nhà để “dính” lấy TV, các bộ phim và các lựa chọn khác vào các buổi tối và các ngày cuối tuần. Chúng tôi phải chuyển qua lại các nội dung từ nhiều nhà phát hành khác nhau. Hơi mệt mỏi nhưng không phải điều gì quá mới mẻ trong khoảng thời gian đại dịch này.

Trong thập kỷ vừa qua, chúng ta nhìn thấy ngành công nghiệp giải trí và truyền thông bùng nổ với đủ loại hình streaming video hay audio, và ngày càng nhiều lựa chọn giải trí – Netflix, Amazon Prime, Disney+… Kết quả là, các công ty toàn cầu đang đối mặt với khối lượng ngày càng gia tăng của các nội dung số – đi cùng với đó là thách thức quản lý, bảo mật, và phân phối các nội dung đó ngày càng gia tăng.

Một báo cáo nghiên cứu phát hành bởi Transparency Market Research, thị trường DRM toàn cầu được ước tính sẽ đạt giá trị gần 9 tỷ đô-la vào năm 2026, tăng trưởng với tốc độ hàng năm khoảng 15,3% từ năm 2018. Ước tính thất thoát doanh thu do nạn ăn cắp bản quyền trực tuyến sẽ gấp đôi vào năm 2016 và 2022, đạt mức tối thiểu 51.6 tỷ đô, theo báo cáo năm 2017 của  Online TV Piracy Forecasts. Vì vậy, trước khi đại dịch Covid-19 và đặc biệt là từ khi cả thế giới ở nhà, tình hình lock-down, nhu cầu giải trí ở mảng video theo yêu cầu ngày càng tăng. Hệ quả là, tình cảnh hiện tại có tác động to lớn tới hoạt động “tiêu thụ” nội dung giải trí.

Bảo vệ bản quyền nội dung số
Bảo vệ bản quyền nội dung số

Thách thức khi có ngày càng nhiều nội dung trên môi trường số

Nhu cầu và hoạt động tiêu thụ nội dung tăng theo số mũ trong những năm gần đây. Người xem ngày càng muốn thêm nhiều nội dung và để giải quyết nhu cầu này, các công ty giải trí đang sản xuất ngày càng nhiều nội dung. Dường như chúng ta đang trong một cuộc chiến nội dung đáp ứng nhu cầu khán giả khi cả các đài truyền hình hay các nhà cung cấp dịch vụ OTT muốn tạo ra ngày càng nhiều nội dung hấp dẫn hơn bao giờ hết. Không cần phải nói, nhu cầu khủng khiếp về truyền tải nội dung gây ra những lo lắng về việc phân phối trái phép, nội dung lậu, ăn cắp bản quyền nội dung gốc dẫn tới hàng triệu đô la doanh thu thất thoát của các nhà sản xuất nội dung và các nhà sáng tạo nhỏ lẻ.

Thủ Đô Multimedia đã rất nỗ lực để đầu tư phát triển công nghệ Sigma DRM. Với việc đạt được chứng nhận của Cartesian, Thủ Đô là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam, cũng là doanh nghiệp duy nhất của Đông Nam Á, là 1 trong 6 doanh nghiệp của châu Á đạt được chứng nhận này. Chúng tôi đã cân nhắc kĩ lưỡng nhu cầu sáng tạo, phát triển và phân phối nội dung. Thủ Đô Multimedia cũng đánh giá hệ thống cấu trúc web, các ứng dụng, các nhu cầu cập nhật mới sản phẩm.

Công nghệ DRM của Thủ Đô Multimedia ứng dụng các kỹ thuật bảo vệ bản quyền mới nhất và vẫn đảm bảo các chi phí hợp lí với các nhà phát triển nội dung. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn phù hợp nhất với công ty bạn.

Nguồn: IBM

DRM: Công cụ chủ động bảo vệ bản quyền nội dung số

Blockchain trong thị trường DRM có thể đạt mức tăng trưởng mới

Một báo cáo thống kê với tiêu đề Blockchain trong thị trường DRM (Digital Rights Management) nghiên cứu các đặc điểm quan trọng của của Blockchain trong thị trường bảo vệ bản quyền số DRM. Báo cáo này nêu rõ các điều kiện thị trường, các ví dụ nghiên cứu, và các bối cảnh tập trung. Các ý tưởng cốt lõi của thị trường được nghiên cứu một cách trực tiếp và không đặt giả định trong báo cáo này. Báo cáo nghiên cứu thể hiện rất nhiều kết luận thực tế. Ví dụ: các yếu tố cải thiện hệ thống, hệ thống nâng cấp hoạt động kinh doanh, đo lường tăng trưởng, lợi ích kinh tế hay bất lợi nhằm hỗ trợ độc giả và khách hàng hiểu thị trường DRM ở cấp độ toàn cầu.

Báo cáo phác hoạ bức tranh toàn cảnh sự cạnh tranh trên thị trường và nghiên cứu chuyên sâu những đối thủ lớn nhất cùng với ảnh hưởng của suy giảm kinh tế do đại dịch.

DRM bảo vệ bản quyền nội dung số
DRM bảo vệ bản quyền nội dung số

Báo cáo nghiên cứu về Blockchain trong mảng bảo vệ bản quyền nội dung số (Digital Rights Management – DRM) bao gồm phân tích chuyên sâu về mảng kinh doanh này, cùng với tổng quan ngắn gọn của các cấu phần đa dạng của thị trường này. Báo cáo còn tổng kết các kịch bản cho thấy hiện trạng thị trường và kích thước thị trường, dựa trên doanh thu và khối lượng giao dịch. Nghiên cứu này cũng làm nổi bật các hiểu biết quan trọng về thị trường từng khu vực.

Các công ty nổi bật tham gia vào thị trường này bao gồm: Mediachain, Scenarex, Pixsy, Publica, RecordsKeeper, Custos Media Technologies, Sony, Gilgamesh, Binded,Inc.

Blockchain trong thị trường Digital Rights Management (DRM): Bảo vệ bản quyền, Token…

Blockchain trong thị trường Digital Rights Management (DRM) cũng có thể phân theo B2B, B2C…

Blockchain trong thị trường Digital Rights Management (DRM) theo thị trường:

  • Châu Á – Thái Bình Dương: Vietnam, Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, và Australia).
  • Châu Âu (Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Nga, Ý, Pháp,…)
  • Bắc Mỹ (Mỹ, Mexico, Canada)
  • Nam Mỹ (Brazil)

CDN đứng trước cơ hội phát triển vượt bậc trong đại dịch Covid-19

CDN đứng trước cơ hội phát triển vượt bậc trong đại dịch Covid-19

Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của mọi người cũng như nền kinh tế. Giãn cách và quy định đã khiến các nhiều người phải chuyển dịch công việc hàng ngày sang nền tảng trực tuyến.

  • Các nội dung OTT và video có thể được truyền tải tới người xem hiệu quả hơn với sự giúp đỡ của giải pháp CDN. Do vậy, nhu cầu sử dụng CDN cho các nền tảng OTT và video theo yêu cầu gia tăng trên toàn cầu.
  • Bởi xu hướng giãn cách xã hội, các hoạt động như học trực tuyến, chơi game online, mua sắm trực tuyến đang ngày càng gia tăng. Từ đó, để cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn cho khách hàng, và các tổ chức bắt đầu sử dụng mạng lưới phân phối nội dung CDN.
  • Thêm vào đó, trong suốt đại dịch, việc sử dụng OTT và nền tảng nội dung theo yêu cầu, dùng để phân phối nội dung video chất lượng cao, bắt đầu gia tăng. Hoạt động sử dụng giải pháp CDN do vậy cũng ngày càng tăng.
  • Nhằm chuyển dịch nội dung hiệu quả tới người dùng cuối, rất nhiều tổ chức bắt đầu sử dụng giải pháp CDN. Nhờ vậy, thúc đẩy thị trường mạng lưới phân phối nội dung tăng trưởng trong suốt giai đoạn đại dịch.

Dù cần thiết và hữu ích, cách thức tiếp cận theo hướng tới cấu trúc hạ tầng gốc là không đủ – trong trường hợp lưu lượng truy cập gia tăng – vì các nội dung được chuyển đến người dùng qua mạng lưới Internet. Với rất nhiều các ứng dụng kinh doanh ngày nay, hiệu suất truyền dẫn dữ liệu phụ thuộc toàn bộ vào chất lượng của kết nối mạng giữa thiết bị của người dùng và trung tâm dữ liệu gốc.

4 bất lợi nếu không dùng CDN
CDN đứng trước cơ hội phát triển vượt bậc trong đại dịch Covid-19 (Ảnh: Internet)

CDN đẳng cấp nhất giúp công việc kinh doanh nhanh chóng và liên tục. Để có thể cạnh tranh  hiệu quả trên môi trường mạng Internet ngày nay, công ty của bạn cần CDN để trở nên “thông minh”, xuất hiện tức thời và hiệu suất cao. Nhưng những đặc điểm này không thể có nếu nội dung không được phân phối nhanh chóng. Để tận dụng tối đa CDN, công ty của bạn cần một dịch vụ CDN đơn giản nhưng có thể tự vận hành một cách trơn tru các hoạt động phức tạp.

Lưu lượng truy cập Internet tăng nhanh trên toàn cầu. Các nhà cung cấp nội dung và dự án phát triển website có người dùng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Việc tự xây dựng CDN của riêng công ty là vô cùng đắt đỏ. Nên phương án thay thế khả thi là sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp CDN chuyên nghiệp.

Hãy liên lạc ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận những tư vấn gói cước phù hợp nhất.

Bài viết liên quan

CDN đưa Netflix trở thành “Ông hoàng Streaming”

Content Delivery Network (CDN) giúp tăng tốc website