Như rất nhiều người, gia đình tôi sử dụng quãng thời gian tại nhà để “dính” lấy TV, các bộ phim và các lựa chọn khác vào các buổi tối và các ngày cuối tuần. Chúng tôi phải chuyển qua lại các nội dung từ nhiều nhà phát hành khác nhau. Hơi mệt mỏi nhưng không phải điều gì quá mới mẻ trong khoảng thời gian đại dịch này.

Trong thập kỷ vừa qua, chúng ta nhìn thấy ngành công nghiệp giải trí và truyền thông bùng nổ với đủ loại hình streaming video hay audio, và ngày càng nhiều lựa chọn giải trí – Netflix, Amazon Prime, Disney+… Kết quả là, các công ty toàn cầu đang đối mặt với khối lượng ngày càng gia tăng của các nội dung số – đi cùng với đó là thách thức quản lý, bảo mật, và phân phối các nội dung đó ngày càng gia tăng.

Một báo cáo nghiên cứu phát hành bởi Transparency Market Research, thị trường DRM toàn cầu được ước tính sẽ đạt giá trị gần 9 tỷ đô-la vào năm 2026, tăng trưởng với tốc độ hàng năm khoảng 15,3% từ năm 2018. Ước tính thất thoát doanh thu do nạn ăn cắp bản quyền trực tuyến sẽ gấp đôi vào năm 2016 và 2022, đạt mức tối thiểu 51.6 tỷ đô, theo báo cáo năm 2017 của  Online TV Piracy Forecasts. Vì vậy, trước khi đại dịch Covid-19 và đặc biệt là từ khi cả thế giới ở nhà, tình hình lock-down, nhu cầu giải trí ở mảng video theo yêu cầu ngày càng tăng. Hệ quả là, tình cảnh hiện tại có tác động to lớn tới hoạt động “tiêu thụ” nội dung giải trí.

Bảo vệ bản quyền nội dung số
Bảo vệ bản quyền nội dung số

Thách thức khi có ngày càng nhiều nội dung trên môi trường số

Nhu cầu và hoạt động tiêu thụ nội dung tăng theo số mũ trong những năm gần đây. Người xem ngày càng muốn thêm nhiều nội dung và để giải quyết nhu cầu này, các công ty giải trí đang sản xuất ngày càng nhiều nội dung. Dường như chúng ta đang trong một cuộc chiến nội dung đáp ứng nhu cầu khán giả khi cả các đài truyền hình hay các nhà cung cấp dịch vụ OTT muốn tạo ra ngày càng nhiều nội dung hấp dẫn hơn bao giờ hết. Không cần phải nói, nhu cầu khủng khiếp về truyền tải nội dung gây ra những lo lắng về việc phân phối trái phép, nội dung lậu, ăn cắp bản quyền nội dung gốc dẫn tới hàng triệu đô la doanh thu thất thoát của các nhà sản xuất nội dung và các nhà sáng tạo nhỏ lẻ.

Thủ Đô Multimedia đã rất nỗ lực để đầu tư phát triển công nghệ Sigma DRM. Với việc đạt được chứng nhận của Cartesian, Thủ Đô là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam, cũng là doanh nghiệp duy nhất của Đông Nam Á, là 1 trong 6 doanh nghiệp của châu Á đạt được chứng nhận này. Chúng tôi đã cân nhắc kĩ lưỡng nhu cầu sáng tạo, phát triển và phân phối nội dung. Thủ Đô Multimedia cũng đánh giá hệ thống cấu trúc web, các ứng dụng, các nhu cầu cập nhật mới sản phẩm.

Công nghệ DRM của Thủ Đô Multimedia ứng dụng các kỹ thuật bảo vệ bản quyền mới nhất và vẫn đảm bảo các chi phí hợp lí với các nhà phát triển nội dung. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn phù hợp nhất với công ty bạn.

Nguồn: IBM