“Bất cứ ai muốn cải thiện tốc độ web đều cố gắng đặt máy chủ càng gần với người dùng cuối càng tốt”

“Một trong những lý do Netflix đứng đầu trong mảng streaming và có số lượng người đăng ký nhiều nhất là điều mà gần như mọi người không am hiểu kỹ thuật đều đánh giá thấp, và đó là Open Connect,” Dan Rayburn, một chuyên gia streaming và chuyên gia phân tích kỹ thuật chính tại Frost & Sullivan nói với tờ The Verge. “Trong 10 năm qua, Netflix đã bao nhiêu lần gặp vấn đề với dịch vụ streaming?”

Chắc chắn không nhiều như HBO Max.

Open Connect được tạo ra bởi Netflix “biết rằng, chúng tôi cần phải xây dựng công nghệ hạ tầng có thể hoạt động tốt khi lưu lượng gia tăng đột biến – thời điểm chúng ta thành công.” Gina Haspilaire, Phó Chủ tịch của Open Connect nói. “Chúng tôi đã tin tưởng mình có thể thành công, và chúng tôi biết rằng, Internet không được xây dựng một cách thích hợp để duy trì hoạt động khi số lượng người dùng trên toàn thế giới tăng vọt.”

Không một khán giả nào muốn ngồi xuống và xem một bộ phim mà ứng dụng liên tục giật lag hay lỗi truy cập. Điều Netflix từng thấy trước là công ty này sẽ phải duy trì mức độ chất lượng ổn định. Công ty phải xây dựng một hệ thống phân phối nội dung riêng.

Open Connect là mạng lưới phân phối nội dung do Netflix xây dựng nội bộ, dùng để truyền dẫn các chương trình TV và các bộ phim của hãng. Được khởi động vào năm 2012, mạng lưới này cho phép Netflix cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet các thiết bị vật lí cho phép họ định vị lưu lượng truy cập. Các thiết bị này chứa các bản copies nội dung trên Netflix, qua đó, giúp giảm áp lực lên mạng lưới bằng cách giảm số lượng cổng mà nội dung phải “đi qua” để đến được với người dùng.

CDN giúp tăng tốc website

Phần lớn các dịch vụ streaming phụ thuộc vào CDN (Content Delivery Networks) bên thứ 3 để truyền tải các videos của họ. Đây là lý do tại sao hệ thống máy chủ Netflix vô cùng đặc biệt. Nếu không có một hệ thống như Open Connect hoặc một mạng lưới CDN của bên thứ ba, một yêu cầu nội dung của người dùng phải đi trực tiếp qua một điểm và có thể gián tiếp qua bốn hoặc năm mạng lưới khác cho tới khi nó tới được địa điểm chứa nội dung,” Will Law, Kiến trúc sư trưởng tại Akamai, một mạng lưới phân phối nội dung nói với tờ The Verge. Không chỉ khiến quá trình truyền tải nội dung bị chậm trễ, mà còn đắt đỏ nếu qua nhiều quy trình như vậy.

Về cách hoạt động, CDN vận hành tương tự như một Dịch vụ lưu trữ web (web hosting) đơn lẻ. Nhưng CDN sao chép dữ liệu trang web trên nhiều máy chủ (server) đặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nhờ vị trí địa lý tối ưu, khoảng cách giữa website với khách hàng truy cập được rút ngắn.

Nếu website của bạn tạo ra được sự quan tâm, lôi kéo được lượng lớn người dùng truy cập, đặc biệt là từ các khu vực khác nhau trên thế giới, thì CDN là một giải pháp buộc phải có. CDN giúp cung cấp nội dung nhanh chóng cho một số lượng lớn fan hoặc khách hàng.

Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận những tư vấn gói CDN phù hợp nhất với công ty của bạn.

Bài viết liên quan

4 bất lợi nếu không sử dụng CDN

Content Delivery Network (CDN) giúp tăng tốc website