Sony có thể khai thác tối đa blockchain để theo dấu bản quyền nội dung số cho mảng game trên hệ thống PlayStation.
Tập đoàn Sony đang thử nghiệm các công nghệ mới như blockchain, AI, và máy học trong các mảng hoạt động của công ty. Công ty đã ứng dụng AI và máy học vào mảng game – Sony AI sẽ hỗ trợ thế hệ game PS5 tiếp theo và blockchain cũng có thể được sử dụng để theo dõi DRM, quyền sở hữu/quyền truy cập, và dòng stream, đơn giản hóa mảng thanh toán hoa hồng cho các nhà phát triển game và các nhà sáng tạo.
“Sony đã thu thập một lượng lớn dữ liệu trong mảng kinh doanh điện tử, cũng như phim ảnh, video games, tài chính… Sử dụng công nghệ blockchain để thu thập dữ liệu ở các mảng này và kết hợp dữ liệu từ các mảng khác nhau có thể tạo ra giá trị mới chưa từng thấy trước đây. Thách thức này hoàn toàn nằm trong tầm tay của Sony” một đoạn trích trên trang công nghệ của Sony.
Sony đã phát triển công nghệ blockchain cho mảng Music Entertainment mà giúp theo dõi các thông tin về bản quyền. Mục tiêu là để đơn giản hóa hoạt động quản lý dữ liệu cũng như các khoản thanh toán cho các nghệ sỹ. Đó là nền tảng công nghệ số với các dữ liệu được xác thực riêng biệt cho từng nghệ sĩ, bản nhạc.
Sony có thể sử dụng blockchain cho DRM mảng games
Sony giải thích cách thức tận dụng công nghệ blockchain, nhưng không nói về trường hợp ứng dụng trong mảng games:
“Blockchain tạo ra các mạng lưới nơi các chương trình và các thông tin rất khó để hủy bỏ hay làm giả, và được linh hoạt thay đổi phù hợp với hoạt động truyền tải miễn phí dữ liệu và thông tin bản quyền. Các đặc tính này cho phép blockchain có rất nhiều ứng dụng tiềm năng trên nhiều mảng dịch vụ bao gồm: tài chính, quản lý phân phối hàng hóa và nền kinh tế chia sẻ. Blockchain được chờ đợi sẽ mang lại các dịch vụ sáng tạo trong tương lai.
Hệ thống mới phát triển này đặc biệt tạo ra cho các thông tin liên quan tới hoạt động bảo vệ bản quyền cho các văn bản, với các tính năng thể hiện ngày tháng và thời gian mà dữ liệu điện tử được tạo ra, qua đó, thúc đẩy blockchain ghi lại toàn bộ các thông tin thay đổi có thẻ xác nhận được theo cách rất khó để thay đổi và xác nhận các mảng bản ghi nhớ trước đây, cho phép người tham gia chia sẻ và xác thực một đoạn thông tin điện tử được tạo ra bởi ai.
Bên cạnh hoạt động tạo ra dữ liệu điện tử, thúc đẩy hoạt động này sẽ xác thực bản quyền sáng tạo nội dung của một đoạn văn bản bằng chữ, điều mà trước đó được chứng minh là khó thực hiện.
Hơn nữa, hệ thống cho phép quản lý bản quyền của rất nhiều loại nội dung số bao gồm: sách giáo khoa điện tử, các nội dung giáo dục khác, nhạc số, films, sách điện tử. Sony dự tính ứng dụng DRM trên nhiều mảng.
Hãy liên hệ với Thủ Đô Multimedia để nhận được những tư vấn dịch vụ DRM độc quyền và tốt nhất.
Sony sẽ sử dụng sức mạnh và sự linh hoạt của công nghệ Blockchain để bảo mật tốt hơn hạ tầng nội dung và sau này có thể là các game và âm thanh bán trên hệ thống PlayStation.
Rất nhiều công ty game đã và đang ứng dụng blockchain. Ubisoft là một hãng chuyên phát hành và phát triển game đa hệ máy, với trụ sở đặt tại Montreuil-sous-Bois, Pháp đã sử dụng blockchain để sản xuất game. Sony đang làm điều tương tự nhưng lên kế hoạch để sử dụng blockchain để bảo vệ nội dung của hãng.
Sony chính thức thông báo kế hoạch sử dụng blockchain cho giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số DRM. Công nghệ này sẽ bảo vệ các nội dung giáo dục tại trung tâm Giáo dục toàn cầu của hãng, nhưng cũng đang cách ứng dụng trên các nền tảng và cửa hàng tương tác với người dùng của hãng như PlayStation Store và PlayStation Network, hai mảng đang kiếm hàng tỷ đô-la cho công ty. Thông tin này không hề gây ngạc nhiên bởi trước đó vào tháng 5 năm ngoái, yêu cầu cấp bằng sáng chế cho thấy ý định ứng dụng công nghệ Blockchain cho DRM đã có từ lâu.
Người bán và các người chơi game mảng PlayStation là các đối tượng sẽ chịu ảnh hưởng. Hiển nhiên, DRM blockchain sẽ khó bị xâm phạm và bảo mật hơn so với các hoạt động bảo vệ hiện tại. Hệ thống PlayStation của Sony nổi tiếng bảo mật kém khi liên tục bị tấn công từ chối dịch vụ DDoS trong các kỳ nghỉ lễ.
Một điểm đáng chú ý khác, động thái này mang tính chiến lược cho sự ra đời của máy chơi PlayStation 5 thế hệ mới. Bằng sáng chế cho thấy hệ thống này có thể tương thích với phiên bản cũ hơn và các trò chơi PS4 bằng đĩa vật lí hay trên nền tảng số. Điều này hàm ý Sony sẽ ứng dụng thêm một layer DRM bảo vệ mới.
Bảo vệ bản quyền nội dung số
Hơn nữa, Sony vẫn luôn có kế hoạch thay đổi trên nền tảng số nhằm tập trung toàn bộ vào các nội dung số. Nhánh games và các dịch vụ khác, mà có số lượng lớn người dùng đăng ký như PlayStation Plus, game số và doanh thu phim ảnh, sẽ được bao phủ bởi công nghệ DRM ứng dụng nền tảng Blockchain khi công nghệ này hoàn thiện.
Các khoá kĩ thuật số (Digital Locks) – còn được biết đến với tên gọi Quản lí Bản quyền Kĩ thuật số (Digital Rights Management –DRM) hay Biện pháp Bảo vệ bằng Công nghệ (Technological protection measures – TPM) – được các bên sở hữu bản quyền sử dụng để kiểm soát cách thức dữ liệu, phần mềm hay phần cứng có thể được sử dụng bởi các bên khác.
“Nó giống với việc – bạn có một cửa hàng, bạn muốn khoá cửa vào buổi tối,” Danielle Parr – Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Phần mềm Giải trí Canada nói.
Stephen Waddell – Giám đốc Điều hành Quốc gia của ACTRA (Liên minh Điện Ảnh, Truyền Hình và Phát Thanh Canada) nói rằng, DRM là rất quan trọng nhằm ngăn chặn hoạt động sử dụng trái phép và vi phạm bản quyền công sức của các nghệ sĩ.
Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để được tư vấn những giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.
Đọc toàn bộ tại: https://www.tweaktown.com/news/63545/sony-use-blockchain-drm-secure-content/index.html
Bảo vệ bản quyền nội dung số – Digital Rights Management (DRM) là phần mềm bảo vệ bản quyền chống lại nạn ăn cắp chất xám, giảm thiểu hoạt động sao chép không được phép và phân phối các phần mềm và phương tiện truyền thông số. DRM được dùng để bảo vệ phim ảnh, sách điện tử, nhạc số, tác phẩm nghệ thuật, và các thông tin quan trọng.
DRM là một công cụ hoàn toàn chủ động. Không thể chờ đợi việc bắt những kẻ vi phạm bản quyền, thay vào đó, công nghệ này tạo ra các rào cản trong việc sử dụng, thay đổi và phân phối nội dung số. Các chiến lược khác nhau bao gồm: mã xác thực, mật mã, giới hạn sao chép, chống giả mạo, khoá theo vùng miền, ngày hết hạn sử dụng, xác thực người dùng, kiểm soát thiết bị, và theo dõi thiết bị.
Các giải pháp công nghệ DRM được sử dụng bởi các doanh nghiệp, các studio sáng tạo, các hãng sáng tạo nội dung, nhà xuất bản, các công ty công nghệ. DRM còn được biết đến với tên gọi Các công nghệ bảo vệ (Technological Protection Measures (TPM)).
Luồng hoạt động của hệ thống Sigma DRM
Phần lớn người dùng không quan tâm tới bảo vệ bản quyền và bị động hoàn toàn khi nói về bảo vệ bản quyền kĩ thuật số. Chừng nào còn có thể truy cập nội dung họ thích, họ không bận tâm tới những chi tiết khác. Khi DRM được tích hợp trong các tệp tin, các công ty có thể “giao tiếp” với người dùng về những gì họ có thể hoặc không thể làm liên quan tới nội dung số.
Các nhà sản xuất video, âm nhạc và phim ảnh chi số tiền khổng lồ để tạo ra các sản phẩm video với hi vọng rằng, họ sẽ có thể thu hồi khoản vốn khi sản phẩm lên sóng hoặc khi nó được stream hoặc phân phối trực tuyến (online). DRM đảm bảo rằng, chỉ những người dùng trả phí mới có thể xem phim hoặc video. Nó cũng đảm bảo rằng video chỉ có thể truy cập từ một nhóm khán giả nhất định. Ví dụ, các video có nội dung người lớn chỉ có thể được tiếp cận bởi những người xác thực được độ tuổi hợp pháp.
Công cụ DRM có thể giúp các công ty kiểm soát quyền truy cập các thông tin mật. Khi sử dụng trong mảng này, nó có thể giúp xác định và điều tra hoạt động sử dụng trái phép và các điểm “gây thất thoát”.
Blockchain, công nghệ sử dụng mật mã để bảo mật một tài sản số phân tán, là một công nghệ mới nổi gần đây trong bảo vệ bản quyền nội dung số. Nó được dùng để bảo mật NFT (Non-Fungible Tokens – mật mã không thể thay thế), chỉ có duy nhất, tài sản số có thể xác thực như tác phẩm nghệ thuật, ảnh gifs, video, thẻ trading, và âm nhạc.
Rất nhiều các phần mềm quản lý tài sản số bao gồm tính năng DRM trong các gói giao dịch nhằm đảm bảo tài sản được phân phối một cách an toàn.
Như rất nhiều người, gia đình tôi sử dụng quãng thời gian tại nhà để “dính” lấy TV, các bộ phim và các lựa chọn khác vào các buổi tối và các ngày cuối tuần. Chúng tôi phải chuyển qua lại các nội dung từ nhiều nhà phát hành khác nhau. Hơi mệt mỏi nhưng không phải điều gì quá mới mẻ trong khoảng thời gian đại dịch này.
Trong thập kỷ vừa qua, chúng ta nhìn thấy ngành công nghiệp giải trí và truyền thông bùng nổ với đủ loại hình streaming video hay audio, và ngày càng nhiều lựa chọn giải trí – Netflix, Amazon Prime, Disney+… Kết quả là, các công ty toàn cầu đang đối mặt với khối lượng ngày càng gia tăng của các nội dung số – đi cùng với đó là thách thức quản lý, bảo mật, và phân phối các nội dung đó ngày càng gia tăng.
Một báo cáo nghiên cứu phát hành bởi Transparency Market Research, thị trường DRM toàn cầu được ước tính sẽ đạt giá trị gần 9 tỷ đô-la vào năm 2026, tăng trưởng với tốc độ hàng năm khoảng 15,3% từ năm 2018. Ước tính thất thoát doanh thu do nạn ăn cắp bản quyền trực tuyến sẽ gấp đôi vào năm 2016 và 2022, đạt mức tối thiểu 51.6 tỷ đô, theo báo cáo năm 2017 của Online TV Piracy Forecasts. Vì vậy, trước khi đại dịch Covid-19 và đặc biệt là từ khi cả thế giới ở nhà, tình hình lock-down, nhu cầu giải trí ở mảng video theo yêu cầu ngày càng tăng. Hệ quả là, tình cảnh hiện tại có tác động to lớn tới hoạt động “tiêu thụ” nội dung giải trí.
Bảo vệ bản quyền nội dung số
Thách thức khi có ngày càng nhiều nội dung trên môi trường số
Nhu cầu và hoạt động tiêu thụ nội dung tăng theo số mũ trong những năm gần đây. Người xem ngày càng muốn thêm nhiều nội dung và để giải quyết nhu cầu này, các công ty giải trí đang sản xuất ngày càng nhiều nội dung. Dường như chúng ta đang trong một cuộc chiến nội dung đáp ứng nhu cầu khán giả khi cả các đài truyền hình hay các nhà cung cấp dịch vụ OTT muốn tạo ra ngày càng nhiều nội dung hấp dẫn hơn bao giờ hết. Không cần phải nói, nhu cầu khủng khiếp về truyền tải nội dung gây ra những lo lắng về việc phân phối trái phép, nội dung lậu, ăn cắp bản quyền nội dung gốc dẫn tới hàng triệu đô la doanh thu thất thoát của các nhà sản xuất nội dung và các nhà sáng tạo nhỏ lẻ.
Thủ Đô Multimedia đã rất nỗ lực để đầu tư phát triển công nghệ Sigma DRM. Với việc đạt được chứng nhận của Cartesian, Thủ Đô là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam, cũng là doanh nghiệp duy nhất của Đông Nam Á, là 1 trong 6 doanh nghiệp của châu Á đạt được chứng nhận này. Chúng tôi đã cân nhắc kĩ lưỡng nhu cầu sáng tạo, phát triển và phân phối nội dung. Thủ Đô Multimedia cũng đánh giá hệ thống cấu trúc web, các ứng dụng, các nhu cầu cập nhật mới sản phẩm.
Công nghệ DRM của Thủ Đô Multimedia ứng dụng các kỹ thuật bảo vệ bản quyền mới nhất và vẫn đảm bảo các chi phí hợp lí với các nhà phát triển nội dung. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn phù hợp nhất với công ty bạn.
Recent Comments