Không có DRM, 20% doanh thu tiềm năng bị thất thoát

Không có DRM, 20% doanh thu tiềm năng bị thất thoát

Nhà cung cấp nội dung video streaming thất thu 20% doanh thu tiềm năng do nạn ăn cắp chất xám. Con số này có được sau một khảo sát được tiến hành bởi Streaming Media.

Thủ Đô Multimedia sẽ nêu những điểm chính rút ra từ cuộc khảo sát này. Báo cáo chỉ ra xu hướng bảo vệ bản quyền nội dung số (Digital Rights Management (DRM)) cho tới các câu hỏi lớn hơn về các đặc điểm của các giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung trong tương lai.

Hơn 200 người đã tham gia trả lời khảo sát vào cuối mùa hè năm nay. Trong khi rất nhiều người đến từ Bắc Mỹ, số khác đến từ châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu, và Nam Mỹ. Họ làm việc trong các ngành nghề khác nhau: từ quảng cáo, nghệ sĩ tới các phát thanh viên mảng OTT, truyền hình cáp. Ngoài ra, các nhà hướng dẫn và các doanh nghiệp đại diện cho các mảng khác nhau, từ kỹ thuật cho tới vận hành và quản lý.

Luồng hoạt động của hệ thống Sigma DRM
Luồng hoạt động của hệ thống Sigma DRM

Một khía cạnh mà báo cáo mở rộng là sự khác biệt giữa điều doanh nghiệp chào mời khách hàng (xét ở khía cạnh: truy cập nội dung) và điều khách hàng mong muốn (về khía cạnh tự do chia sẻ nội dung và xem chúng ở bất cứ đâu).

Điều thậm chí còn thú vị hơn là, từ khía cạnh của các chuyên gia, những người tham gia khảo sát kêu gọi các giải pháp bảo vệ bản quyền DRM chặt chẽ hơn. Đồng thời, những người này phản hồi những câu hỏi của khách hàng mong muốn những cách thức ít giới hạn quyền truy cập hơn.

“Tiếp tục tồn tại sự khác biệt giữa ứng dụng các mô hình cung cấp dịch vụ với kỳ vọng hợp pháp của khách hàng. Nghiên cứu trên làm nổi bật xu hướng đó” Olga Kornienko, đồng sáng lập EZDRM – một công ty chuyên về DRM – nói.

Báo cáo đồng thời cung cấp các bằng chứng cho thấy, những xu hướng tấn công tiếp tục tăng theo cấp số nhân, đi cùng với đó là sự phức tạp ngày càng tăng của việc truyền nội dung video tới rất nhiều các thiết bị khác nhau.

Một phần khác trong báo cáo đi sâu vào nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động bảo mật livestream trong bối cảnh đại dịch toàn cầu khiến số lượng livestream tương tác tăng mạnh từ đầu năm 2020 tới hè 2021. Thực tế, khảo sát cho thấy nhu cầu bảo vệ nội dung livestream quan trọng không kém nhu cầu xem nội dung theo yêu cầu của khán giả.

Cuối cùng, báo cáo cập nhật những tiêu chuẩn DRM toàn cầu mới nhất và sự trỗi dậy của DRM+ như một cách thức “pha trộn” mới để bảo mật.

Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận tư vấn giải pháp công nghệ DRM bảo vệ bản quyền nội dung số.

DRM bảo vệ hoạt động Live Streaming

DRM bảo vệ hoạt động Live Streaming

Việc livestream thành công hay không phụ thuộc vào mức độ an toàn của nền tảng streaming. Hoạt động live stream đòi hỏi được bảo vệ bởi DRM. Lý do: Hoạt động truy cập trái phép có thể làm tổn hại các chiến lược thúc đẩy doanh thu. Trong những bước tiếp theo Thủ Đô Multimedia sẽ chia sẻ cách thức DRM bảo vệ hoạt động livestream.

Như đã chia sẻ trong những bài viết trước, DRM hay Digital Rights Management là cách thức bảo vệ nội dung số với người xem bằng cách ngăn cản hành vi sao chép hay vi phạm bản quyền. DRM đã phát triển trở thành một công cụ buộc-phải-có đối với bất cứ nền tảng video livestream theo yêu cầu nào. DRM đảm bảo rằng, nội dung video được lưu trữ và chuyển đổi thành một định dạng được mã khoá. Nhờ vậy, chỉ những người dùng và thiết bị được cấp phép mới có thể xem video.

Nói một cách đơn giản, DRM là một công nghệ ngăn chặn hoạt động vi phạm bản quyền được người sáng tạo nội dung sử dụng nhằm giới hạn hoạt động sử dụng các nội dung số. Mục đích chính của DRM là ngăn người dùng truy cập, sao chép và chia sẻ các nội dung.

Cách thức DRM bảo vệ hoạt động livestream

Một hệ thống DRM đòi hỏi máy chủ cấp phép, đóng gói, mã hoá riêng biệt. Trước khi một live stream bắt đầu, nội dung video live sẽ được mã hoá và đóng gói, thường sử dụng nhiều hệ thống DRM khác nhau để tương thích với nhiều thiết bị. Ở đầu ra, khi một người xem cố gắng chơi lại một livestream cụ thể nào đó, máy chơi sẽ yêu cầu một chìa khoá (key) từ một máy chủ chuyên cấp phép. Máy chủ này sau đó xác định xem liệu người xem và thiết bị có bản quyền hay không. Sau đó, nó sẽ tạo ra một giấp phép (license) chứa một chìa khoá giải mã (key), hồi đáp lại yêu cầu. Nhờ sử dụng giải mã đó, ứng dụng chơi video sẽ chơi nội dung livestream cho người dùng.

Về cơ bản, quy trình 5 bước mã khoá DRM bao gồm:
1. Chuyển đổi định dạng: Livestream được mã hoá trên các máy chủ livestream đám mây thành các định dạng tương thích như MPEG-DASH hoặc HLS

2. Mã hoá: Bộ mã hoá sẽ mã hoá các files bằng các khoá từ một hoặc nhiều DRM. Khi sử dụng chúng, giải pháp DRM tích hợp vào dữ liệu thành một file kết xuất đồ hoạ – không thể đọc bởi những ai không sở hữu giải khoá thích hợp.

3. Lưu trữ: Video tương thích được lưu trữ trong một CDN, sẵn sàng cho người xem khi nhấn nút chơi video.

4. Xác thực: Máy chơi video “giao tiếp” với máy chủ DRM để kiểm tra xem giấy phép được cấp có hợp lệ không.

5. Chơi video: Ngay khi quá trình xác thực thành công, máy chơi có thể giải khoá video và chơi chúng theo yêu cầu của người dùng.

Hãy liên hệ với Thủ Đô Multimedia để nhận tư vấn giải pháp DRM phù hợp nhất với công ty bạn.