DRM Và Công Cuộc Bảo Vệ Bản Quyền Âm Nhạc Trực Tuyến

DRM Và Công Cuộc Bảo Vệ Bản Quyền Âm Nhạc Trực Tuyến

Ngày càng có nhiều lựa chọn mua nhạc số trực tuyến, nhưng đi kèm với đó, người dùng càng bối rối trước điều khoản hạn chế sử dụng. DRM sẽ là phương tiện chính giúp các bên phân phối có thể kiểm soát nội dung cũng như bảo vệ chất xám của mình, vừa đảm bảo trải nghiệm liền mạch của người tiêu dùng.

Thị trường âm nhạc trực tuyến

Về DRM

Ngày càng có nhiều lựa chọn mua nhạc số trực tuyến. Nhưng đi kèm với đó, người dùng càng bối rối trước điều khoản hạn chế sử dụng. Người dùng có thể nhận được ít hơn nhưng chất hơn những gì dịch vụ hứa hẹn.

Rất nhiều dịch vụ âm nhạc số sử dụng bảo vệ bản quyền kĩ thuật số DRM (Digital Rights Management). DRM ngăn người dùng sử dụng các thiết bị chơi nhạc từ xa hay mix (trộn) lại bản nhạc.

Chiếc khiên bảo vệ vững chắc

Hãy quên việc bẻ khoá DRM để chép đĩa CD đem bán. Bẻ khoá DRM hay phân phối các công cụ bẻ khoá DRM có thể khiến một người dính líu tới các vấn đề vi phạm bản quyền, chiếu theo Đạo luật bảo vệ bản quyền kĩ thuật số – Digital Millennium Copyright Act – DMCA, dù rằng, bạn không làm điều gì trái pháp luật.

Nói cách khác, trong thời đại dịch vụ nhạc bảo vệ bản quyền, những thính giả hâm mộ âm nhạc tuân thủ luật thường nhận được ít lợi ích hơn nhưng chất lượng cao so với thế giới đĩa nhạc CD trong quá khứ.

APPLE và công cuộc bảo vệ bản quyền âm nhạc

Apple hiện tại đang giữ quyền thay đổi những bản nhạc bạn mua từ iTunes Music Store bất cứ lúc nào. Ví dụ, vào tháng 04/2004, Apple quyết định thay đổi DRM để người dùng có thể  sao chép nhạc ra đĩa CD 7 lần, giảm từ 10 lần.

Một trong những cách thay đổi chủ sở hữu là quyền bán hoặc cho đi tài sản của một người. Đây được gọi là lần bán đầu tiên (first sale) và nó được bảo vệ một cách rõ ràng theo luật. DRM của Apple vô hiệu lần bán đầu tiên này – hãy thử hỏi George Hotelling – người từng đưa tài khoản và mật khẩu đăng nhập iTunes Music Store để bán lại một bài hát duy nhất.

Bảng dưới đã chỉ ra rằng, có rất nhiều cách DRM của Apple giới hạn những gì bạn có thể làm với một bài hát mà bạn “sở hữu”. Rất nhiều nền tảng tải xuống khác lựa chọn đặt các hạn chế nội dung.

Tìm hiểu thêm: https://thudomultimedia.com/protect-your-music-with-sigma-drm-music/

Những điểm hạn chế của DRM

Việc áp dụng các hình thức bảo vệ bản quyền âm nhạc cũng để lại nhiều bất cập đối với người tiêu dùng. Đặc biệt với kho nhạc Itune của Apple:

  • Hạn chế số bản sao lưu: Bài hát có thể được sao chép tới 5 máy tính.
  • Hạn chế chuyển định dạng: Các bài hát chỉ được bán ở định dạng AAC – Advanced Audio Coding – “Mã hóa âm thanh nâng cao”với Apple DRM.
  • Giới hạn tương thích với một số máy chơi nhạc: chỉ iPod và các thiết bị Apple.
  • Không được phép mix lại nhạc: Không thể chỉnh sửa, cắt gọt hoặc làm nhạc mẫu.

Tìm hiểu thêm: https://viettelstore.vn/tin-tuc/cong-cu-itunes-la-gi-va-nhung-tinh-nang-noi-bat-cua-itunes

TỔNG KẾT

Dù có nhiều mặt hạn chế đối với người tiêu dùng, song việc sử dụng các phần mềm bảo vệ bản quyền là một điều thiết yếu trong thị trường âm nhạc hiện tại.

Hãy liên hệ với Thủ Đô Multimedia để biết về những giải pháp bảo vệ bản quyền của chúng tôi!

Contact Now