Giải pháp bảo vệ bản quyền vừa được vinh danh chuyển đổi số xuất sắc nhận chứng nhận toàn cầu

Giải pháp bảo vệ bản quyền vừa được vinh danh chuyển đổi số xuất sắc nhận chứng nhận toàn cầu

VietTimes – Giải pháp bảo vệ bản quyền vừa được vinh danh tại Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020 Sigma Multi-DRM đã vượt qua những bài kiểm định gắt gao của Cartesian – tổ chức uy tín hàng đầu thế giới.

Thông tin từ Thudo Multimedia, giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số Sigma Multi-DRM do các kỹ sư Việt Nam nghiên cứu và phát triển vừa vượt qua những đánh giá nghiêm ngặt và hoàn tất kiểm định bởi Cartesian. Sigma Multi-DRM được đánh giá đã hội đủ tiêu chuẩn để hầu hết các hãng sở hữu bản quyền lớn nhất trên toàn cầu đồng ý cấp nội dung trên môi trường Internet.

Được biết, giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số Sigma DRM vừa được vinh danh tại lễ trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam- Vietnam Digital Awards (VDA) năm 2020 – do Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức, với sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, vào ngày 18/10 vừa qua.

Giải thưởng Vietnam Digital Awards 2020

Theo đại diện Thudo Multimedia, giải pháp này đã hoàn tất việc tích hợp các giải pháp bảo mật của Microsoft, Google và Apple cùng với Sigma DRM để trở thành 1 giải pháp bảo vệ bản quyền tổng hợp (được đặt tên thương mại là Sigma Multi-DRM).

Đây là giải pháp vừa đáp ứng được các yêu cầu bảo mật ở cấp độ hệ điều hành (Operating System) thường được các hãng sở hữu bản quyền có giá trị lớn như các hãng phim Hollywood, giải bóng đá ngoại hạng Anh,… và vừa đáp ứng được các yêu cầu bảo mật ở cấp độ ứng dụng của bên thứ 3.

Với việc hoàn tất kiểm định cho hai sản phẩm Sigma DRM và Sigma Multi-DRM từ Cartesian, Thudo Multimedia tiếp tục là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam và doanh nghiệp duy nhất của Đông Nam Á, là 1 trong 6 doanh nghiệp của châu Á đạt được chứng nhận này. Cho đến thời điểm này Catersian đã chứng nhận giải pháp bảo mật DRM cho 20 doanh nghiệp trên toàn cầu.

Trong thời điểm hiện tại, Sigma Multi-DRM đã và đang được triển khai cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình Internet (OTT TV), livestreaming của nhiều đối tác lớn trong và ngoài nước. Có thể kể đến dịch vụ truyền hình VTVcab ON của Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam, hiện VTVcab ON đã có hơn 6 triệu lượt tải, với lượng người dùng ổn định hơn 400.000 mỗi tháng.

Bảo vệ nội dung số như là một tài sản có giá trị không phải là mới mẻ trên thế giới nhưng lại là vấn đề chưa được chú trọng ở Việt Nam. Trên thế giới chỉ có các công ty lớn như Apple, Microsoft, IBM tham gia vào phát triển giải pháp DRM. Trong mảng truyền hình, cũng chỉ có hơn 10 công ty toàn cầu hiện đang phát triển và cung cấp giải pháp này như Nagravision, Conax, Viacess,…

Việc Việt Nam có thể tự làm chủ công nghệ bảo vệ bản quyền nội dung số sẽ giúp cho các công ty sở hữu nội dung số của Việt Nam rút ngắn thời gian triển khai giải pháp, với chi phí tài chính tiết kiệm hơn đi mua của nước ngoài rất nhiều lần.

Sigma Multi-DRM to go to the ‘Big sea’

Sigma Multi-DRM to go to the ‘Big sea’

(VEN) Via Thu Do Multimedia –The provider of OTT/IPTV solution and content copyright protection (DRM), officially announced that its Sigma Multi-DRM solution has completed the rigorous evaluation by Cartesian, a specialist in content security, to meet strict industry security standards. Thu Do Multimedia is the first DRM provider in Vietnam to achieve this mark.

With this audit, the Sigma Multi-DRM is a combination of 4 security solutions including Play Ready, Widevine, Fairplay, and Sigma DRM, which has met the securities standards of the largest content owners such as Hollywood studios, and English Premier League contents.

On October 23, Sigma DRM was one of the top 10 digital transformation solutions honored at Viet Solutions 2020

In December 2019, the digital content copyright protection solution, commercially known as Sigma DRM, from Thu Do Multimedia, was tested and audited by Cartesian to meet the requirements of the securities standard for the HD and 4K video contents.

On October 16, 2020, Thu Do Multimedia integrated these native-DRM from Microsoft, Google, Apple and Sigma DRM to become a Multi-DRM solution. With the completion of auditing for Sigma DRM and Sigma Multi-DRM solutions from Cartesian, Thu Do Multimedia continues to be the first company in Southeast Asia, as one of six Asian enterprises gaining this certification. So far, Catersian has certified DRM security solutions for 20 businesses globally.

On October 18, 2020, Sigma DRM’s digital content copyright protection solution was the unique DRM protection solution honored at the Vietnam Digital Awards (VDA).

Multi-DRM was born to meet more and more demanding users from the multi-screen: on the phone on the road, on TV at home and on a laptop while traveling.

Mr. Nguyen Ngoc Han, CEO of Thu Do Multimedia, said, “Integrating Multi-DRM and passed Cartesian’s security auditing for the Sigma Multi-DRM solution helps 90 percent of word-wide devices (using Windows, Android, and iOS) passed to any requirement for in-chip decryption; or widely accepted by major content owners like Hollywood or exclusive film studios.”

Mr. Nguyen Ngoc Han, CEO of Thu Do Multimedia

Sigma Multi-DRM, a combination of content protection solutions, such as prohibited-recording to HDMI (HDCP), and detecting and prevented the re-streaming source (Finger Print Online), to be a total solution to both protect and prevent the distribution of infringing content. So far, Sigma Multi-DRM not only helps to prevent the ongoing trend of content piracy on the internet in Vietnam, but also creates opportunities to provide copyrights protection solutions for OTT/IPTV television operators, digital content providers in Vietnam and overseas market.

At present, Sigma Multi-DRM has been deployed on Internet TV (OTT TV), livestreaming operators from Vietnam and aboard. The VTVcab ON of Vietnam Cable Television Corporation, currently has over 6 million downloads, with more than 400,000 user per month now using Sigma Multi-DRM to protect for these channel packages from K+, Box, VTVcab and Hollywood movie.

Protecting digital content as a valuable asset is nothing new to the world, but it is an issue that is unnoticed in Vietnam. Sigma Multi-DRM, with this successfully audited, will help Vietnamese digital content operator shorten the time to deploy solutions with reasonable costs.

Nhận chứng chỉ toàn cầu, giải pháp bảo vệ bản quyền của Việt Nam có cơ hội đi ra “biển lớn”

Nhận chứng chỉ toàn cầu, giải pháp bảo vệ bản quyền của Việt Nam có cơ hội đi ra “biển lớn”

Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số Sigma Multi-DRM do các kỹ sư Việt Nam nghiên cứu và phát triển vừa vượt qua những đánh giá nghiêm ngặt và hoàn tất kiểm định bởi Cartesian.

Với lần kiểm định này, Sigma Multi-DRM bao gồm 4 giải pháp bảo mật, gồm có: Play Ready, Widevine và Fairplay, Sigma DRM, đã hội đủ tiêu chuẩn để hầu hết các hãng sở hữu bản quyền lớn nhất trên toàn cầu đồng ý cấp nội dung trên môi trường Internet.

Vào tháng 12/2019, giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số mang tên thương mại là Sigma DRM của Công ty CP truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thudo Multimedia) được tổ chức Cartesian kiểm định và chứng nhận đạt tiêu chuẩn bảo mật quốc tế. Cartesian là tổ chức chuyên kiểm định các sản phẩm bảo mật trên thế giới.

Ngày 16/10/2020, sau nhiều năm tham gia các chương trình đào tạo và lấy chứng chỉ bảo mật của Google, cũng như nghiên cứu và tích hợp bảo mật, dự án bảo vệ bản quyền Sigma của Thudo Multimedia đã hoàn tất việc tích hợp các giải pháp bảo mật của Microsoft, Google và Apple cùng với Sigma DRM để trở thành 1 giải pháp bảo vệ bản quyền tổng hợp (được đặt tên thương mại là Sigma Multi-DRM).

Đây là giải pháp vừa đáp ứng được các yêu cầu bảo mật ở cấp độ hệ điều hành (Operating System) thường được các hãng sở hữu bản quyền có giá trị lớn như các hãng phim Hollywood, giải bóng đá ngoại hạng Anh,… và vừa đáp ứng được các yêu cầu bảo mật ở cấp độ ứng dụng của bên thứ 3.

Việc Sigma Multi-DRM tham gia kiểm định lần 2 và vượt qua các yêu cầu bảo mật là sự kiện rất đáng tự hào khi một giải pháp công nghệ của Việt Nam đã vượt qua được những bài kiểm định gắt gao của một tổ chức uy tín hàng đầu thế giới.

Với việc hoàn tất kiểm định cho hai sản phẩm Sigma DRM và Sigma Multi-DRM từ Cartesian, Thủ Đô tiếp tục là doanh nghiệp (DN) đầu tiên của Việt Nam, DN duy nhất của Đông Nam Á, là 1 trong 6 DN của châu Á đạt được chứng nhận này. Cho đến thời điểm này, Catersian đã chứng nhận giải pháp bảo mật DRM cho 20 DN trên toàn cầu.

Vào ngày 18/10/2020, giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số Sigma DRM là giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số duy nhất được vinh danh tại lễ trao giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards (VDA) năm 2020.

Tại sao lại phải Multi-DRM?

Trước mắt, Multi-DRM ra đời chính là đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng vì giờ đây khi sử dụng một dịch vụ người dùng có thể xem trên nhiều thiết bị, trên điện thoại lúc trên đường, trên tivi lúc ở nhà và trên laptop khi đi công tác… Sau nữa đến là ngày càng có nhiều nhà cung cấp nội dung, có yêu cầu bảo vệ nội dung nghiêm ngặt hơn, nhất là các nội dung phát trực tuyến, như mới đây nhất là phong trào phát nội dung đồng thời trên nhiều quốc gia.

Với việc công bố đạt tiêu chuẩn bảo mật quốc tế lần này, Sigma Multi-DRM hội đủ điều kiện để các đơn vị sở hữu bản quyền lớn chấp nhận sử dụng Sigma Multi-DRM trong bảo vệ bản quyền, đồng thời hỗ trợ hoàn toàn việc giải mã trên các thiết bị được hỗ trợ hoặc phát triển bởi Microsoft, Google, hay Apple.

Ông Nguyễn Ngọc Hân: Việc được vượt qua đánh giá bảo mật của Cartesian cho giải pháp Sigma Multi-DRM mới đây đồng nghĩa với việc giải pháp của chúng tôi được chấp nhận rộng rãi của các đơn vị có bản quyền lớn như Hollywood hay các hãng cung cấp phim độc quyền

Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng giám đốc Thudo Multimedia cho biết: “Tháng 3/2020, lần đầu tiên Sigma DRM được công bố đạt tiêu chuẩn quốc tế, đây là 1 giải pháp bảo mật độc lập được phát triển, do đó, sẽ cần nhiều thời gian để chứng minh khả năng để giải pháp này được chấp nhận rộng rãi. Hơn thế nữa, trong những trường hợp có yêu cầu phải giải mã tại CPU của thiết bị, phần này bắt buộc phải được sự cho phép của các hãng sản xuất phần cứng. Như chúng ta đã biết, trên thị trường hiện nay, các thiết bị sử dụng hệ điều hành Windows, Android, và Apple chiếm tới hơn 90%, chính vì vậy, việc tích hợp các giải pháp Multi-DRM giúp tháo gỡ hầu hết các yêu cầu bảo vệ nội dung”.

“Việc được vượt qua đánh giá bảo mật của Cartesian cho giải pháp Sigma Multi-DRM mới đây đồng nghĩa với việc giải pháp của chúng tôi được chấp nhận rộng rãi của các đơn vị có bản quyền lớn như Hollywood hay các hãng cung cấp phim độc quyền phát đồng thời mà không có thêm bất cứ yêu cầu nào”, ông Hân chia sẻ thêm.

“Việc đạt được chứng nhận kiểm định của Cartesian giúp sản phẩm có được chỗ đứng tự nhiên trên toàn cầu, Sigma Multi-DRM có cơ hội lớn cho giải pháp của Việt Nam đi ra toàn cầu, vì giải pháp đã đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ nội dung phức tạp nhất trên từng thiết bị thu; hơn thế nữa, giải pháp này đáp ứng được nhu cầu là có nhiều đơn vị sở hữu bản quyền khác nhau yêu cầu sử dụng giải pháp bảo vệ nội dung khác nhau.

Vai trò của giải pháp bảo vệ bản quyền độc lập Sigma DRM

Theo ông Hân, ngoài vai trò phổ quát hệt như Multi-DRM trong bảo vệ bản quyền nội dung cho các thiết bị có hệ điều hành, giải pháp Sigma DRM độc lập còn có một vai trò rất quan trọng trong bảo mật nội dung cho các thiết bị không có hệ điều hành, và số lượng các thiết bị này có xu hướng bùng nổ trong thời gian tới.

Lấy ví dụ ở lĩnh vực camera an ninh, hiện nay trung bình mỗi một gia đình có 1 camera, nhưng trong vài năm tới, cả nước sẽ có đến hàng trăm triệu thiết bị này và đây là lĩnh vực đầu tiên có nội dung cần phải bảo vệ. Việc lọt lộ các clip riêng tư trong thời gian gần đây chính là minh chứng cho việc bảo mật trong mảng này đang còn bị bỏ ngỏ.

Một mảng khác nữa là các thiết bị vạn vật kết nối IoT, rõ ràng, phần lớn các thiết bị hiện nay, đang được kết nối và điều khiển thông qua hệ thống đám mây của các DN nước ngoài, khi trong nước làm chủ được việc phát triển phần mềm, phần cứng IoT, sẽ có nhiều lớp thiết bị cần được dữ liệu trao đổi cần được bảo vệ.

Ngoài ra, giải pháp Multi-DRM thông thường sẽ bảo vệ nội dung trên môi trường trực tuyến, do đó, trong một số yêu cầu phải bảo vệ nội dung tại chỗ (On-premise), ví dụ bảo mật các văn bản điện tử riêng của chính phủ trong điều kiện không kết nối internet, giải pháp Sigma-DRM lúc đó sẽ phát huy được vai trò quan trọng của mình”

Sigma Multi-DRM bảo vệ nội dung trong lĩnh vực nào?

Sigma Multi-DRM, ngoài nhiệm vụ cung cấp key để giải mã tín hiệu, còn phát phải phát triển kết hợp 1 cụm các giải pháp bảo vệ nội dung bao gồm chống ghi ra cổng thiết bị (HDCP), hay phát hiện và ngăn chặn nguồn phát tán nội dung (Finger Print Online), để tạo thành 1 giải pháp tổng thể vừa bảo vệ nội dung, vừa chống phát tán nội dung vi phạm.

Cho đến thời điểm hiện tại, Thudo Multimedia là DN Việt Nam duy nhất phát triển thành công cụm giải pháp này. Việc Việt Nam có được giải pháp bảo vệ bản quyền số tạo cơ hội để các đơn vị sở hữu nội dung số của Việt Nam áp dụng và ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền trên Internet đang diễn ra một cách nhức nhối từ nhiều năm qua.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hân, điều đầu tiên Thudo Multimedia muốn hướng đến các nội dung truyền hình có bản quyền, thứ hai là lĩnh vực xuất bản điện tử. Bởi nếu các tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, các tác phẩm sáng tạo có giá trị nói chung sẽ không phát triển được trên nền tảng số nếu không có giải pháp để bảo vệ được bản quyền. Ngoài ra, Sigma Multi-DRM còn là giải pháp để bảo mật cho các dữ liệu riêng tư cho hệ thống camera an ninh dân dụng và trong các giải pháp điều hành thành phố thông minh.

Trong thời điểm hiện tại, Sigma Multi-DRM đã và đang được triển khai cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình Internet (OTT TV), livestreaming của nhiều đối tác lớn trong và ngoài nước. Có thể kể đến dịch vụ truyền hình VTVcab ON của Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam, hiện VTVcab ON đã có hơn 6 triệu lượt tải, với lượng người dùng ổn định hơn 400.000 mỗi tháng. Sigma Multi-DRM hiện đang được sử dụng để bảo vệ các nội dung truyền hình thuộc nhóm kênh K+, Box, VTVcab cũng như các nội dung phim Hollywood trên ứng dụng truyền hình VTVcab ON.

Bảo vệ nội dung số như là một tài sản có giá trị không phải là mới mẻ trên thế giới, nhưng lại là vấn đề chưa được chú trọng ở Việt Nam. Trên thế giới chỉ có các công ty lớn như: Apple, Microsoft, IBM tham gia vào phát triển giải pháp DRM. Trong mảng truyền hình, cũng chỉ có hơn 10 công ty toàn cầu hiện đang phát triển và cung cấp giải pháp này như Nagravision, Conax, Viacess… Tuy là đơn vị đi sau, nhưng Sigma Multi-DRM có thể sánh vai với các hãng bảo mật đã có tên tuổi phát triển DRM trên thế giới như Nagra, Irdeto, Alticast

Việc Việt Nam có thể tự làm chủ công nghệ bảo vệ bản quyền nội dung số sẽ giúp cho các công ty sở hữu nội dung số của Việt Nam rút ngắn thời gian triển khai giải pháp, với chi phí tài chính tiết kiệm hơn đi mua của nước ngoài rất nhiều lần.

Các ông lớn bị kiện vi phạm bản quyền sách điện tử, nhà xuất bản cần làm gì để khỏi bị “đánh cắp” tài sản?

Các ông lớn bị kiện vi phạm bản quyền sách điện tử, nhà xuất bản cần làm gì để khỏi bị “đánh cắp” tài sản?

Các vụ kiện tụng trị giá hàng tỷ USD liên tục diễn ra nhằm bảo vệ bản quyền sách điện tử trên môi trường Internet. Thị trường sách điện tử béo bở là miếng mồi ngon cho các bên phân phối sách điện tử lậu lộng hành. Vậy giải pháp công nghệ bảo vệ bản quyền nội dung số cần áp dụng như thế nào?

4 nhà xuất bản lớn khởi kiện trang Internet Archive vi phạm bản quyền sách

Một trong những khu vực chịu tổn thất nặng nề do yêu cầu giãn cách xã hội liên quan tới đại dịch Coronavirus là các thư viện công cộng. Rất nhiều thư viện phải đóng cửa ở nhiều nơi trên thế giới.

Internet Archive là một website trực tuyến, tự mô tả mình như một thư viện cho “mượn” các bản sao kỹ thuật số miễn phí của hàng triệu cuốn sách. Nguồn sách của thư viện đến từ hoạt động quyên góp, mua sách hoặc hợp tác với các thư viện truyền thống. Trang web đã sử dụng danh sách chờ để đảm bảo rằng, chỉ một bản sao của một tác phẩm nhất định được sử dụng tại một thời điểm.

Tháng 3/2020, Internet Archive ra thông báo mở rộng quyền truy cập các cuốn sách điện tử trong thời kì dịch bệnh: “Internet Archive tạm dừng sử dụng danh sách chờ cho 1,4 triệu cuốn sách. Chúng tôi tạo ra một Thư viện Quốc gia Khẩn cấp để phục vụ những độc giả không thể tới thư viện truyền thống. Việc tạm dừng danh sách chờ sẽ áp dụng tới ngày 30/06/2020 hoặc thời điểm kết thúc tình trạng khẩn cấp ở Mỹ, tùy thời điểm nào đến sau.”

Trang Internet Archive bị cáo buộc vi phạm bản quyền trên quy mô lớn

Trang Internet Archive bị cáo buộc vi phạm bản quyền trên quy mô lớn.

Thông báo chấm dứt chính sách chờ. Rất nhiều độc giả có thể đọc cùng một cuốn sách mà không phải đợi những độc giả khác đọc xong. Thông báo trên nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng. Website có hơn 20.000 người đăng ký mới chỉ trong 2 ngày. Số lượng sách “cho mượn” lên tới 15.000-20.000 cuốn trong vài ngày.

“Trong bối cảnh tình trạng khẩn cấp quốc gia, hệ thống thư viện sẽ hỗ trợ những độc giả buộc phải học tập tại nhà,” nhà sáng lập Internet Archive – Brewster Kahle nói.

Đây là một nguồn tài liệu tuyệt vời phục vụ công việc học tập. Nó mang lại rất nhiều giá trị cho những người bị kẹt tại nhà bởi đại dịch Coronavirus. Nhưng đứng ở góc độ người nắm giữ bản quyền, bạn không thể không đặt câu hỏi: Hoạt động này liệu có hợp pháp?

Sau khi Internet Archive thông báo tạo ra Thư viện Quốc gia Khẩn cấp trong thời kì đại dịch, một nhóm các nhà văn và các nhà xuất bản thể hiện rõ sự tức giận. Và sự tức giận của họ được cụ thể hóa bằng việc nộp đơn khởi kiện.

Các nhà xuất bản đệ đơn lên tòa án liên bang bao gồm: John Wiley & Sons, Hachette Book Group, HarperCollins và Penguin Random House. Các nhà xuất bản này cáo buộc Internet Archive “tham gia vào hoạt động vi phạm bản quyền quy mô lớn”. Họ bắt tay nhau ngăn chặn hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận trên và khắc phục thiệt hại do hành vi vi phạm bản quyền.

John Wiley & Sons, Hachette Book Group, HarperCollins và Penguin Random House bắt tay khởi kiện
John Wiley & Sons, Hachette Book Group, HarperCollins và Penguin Random House bắt tay khởi kiện

“Việc tạo bản sao kĩ thuật số các cuốn sách và cung cấp cho những người có nhu cầu tải chúng phản ánh sự thiếu nhận thức về chi phí tạo ra các cuốn sách, thiếu tôn trọng công sức lao động của các bên tham gia vào quá trình xuất bản sách và coi nhẹ các giới hạn của nguyên tắc bản quyền cốt lõi” các nhà xuất bản lập luận.

Đây không phải lần đầu tiên diễn ra kiện tụng liên quan tới vấn đề bảo vệ bản quyền sách điện tử. Năm 2005, Authors Guild – tổ chức nghề nghiệp lớn nhất và lâu đời nhất tại Mỹ, khởi kiện Google, với chương trình scan sách tham vọng của hãng. Năm 2015, phiên tòa kháng cáo phán quyết rằng, dự án của Google đúng pháp luật chiếu theo Học thuyết Sử dụng hợp lý (Fair Use – nguyên tắc pháp lý chung dựa trên ý tưởng cho phép trích dẫn hoặc sao chép các tư liệu của người khác đã đăng ký bản quyền một cách phi lợi nhuận).

Google cũng vướng phải kiện tụng liên quan tới bản quyền sách điện tử

Google cũng vướng phải kiện tụng liên quan tới bản quyền sách điện tử.

Một phán quyết liên quan của tòa án vào năm 2014 cũng nói rằng, việc các thư viện lưu trữ một bản copy các tài liệu bản cứng, dùng cho các mục đích giới hạn như: Lưu giữ tài liệu điện tử và giúp tăng khả năng tiếp cận tài liệu cho những người dùng khuyết tật…, là hợp pháp.

Cả hai phán quyết của tòa án đều dựa trên một nguyên tắc – các bản scan được sử dụng cho những mục đích giới hạn. Google xây dựng một chỉ mục tìm kiếm và chỉ trả về cho người dùng bản scan một vài trong số các trang sách. Các thư viện chỉ cung cấp toàn bộ nội dung cuốn sách cho những người bị giới hạn khả năng đọc chữ in trên giấy.

Nếu Google thua kiện, hãng này có thể phải bồi thường số tiền hàng tỷ USD do vi phạm bản quyền sách.

Bảo vệ bản quyền sách điện tử đã đến lúc cần được quan tâm

Internet phát triển mạnh mẽ góp phần đưa tác phẩm của tác giả đến gần hơn với công chúng qua môi trường số. Không ít các app cho đọc, tải sách online đã mọc lên tạo sự thuận tiện cho người đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc. Nhưng cũng chính Internet gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động bảo vệ bản quyền nội dung số nói chung và bảo vệ bản quyền sách điện tử nói riêng. Các ấn phẩm có thể sao chép, phân phối với số lượng lớn qua các kênh một cách dễ dàng vào bất cứ thời điểm nào và ở bất cứ đâu.

Giải pháp tốt nhất cho việc bảo vệ bản quyền nội dung số nói chung và sách điện tử nói riêng cần kết hợp giữa các giải pháp pháp lý và giải pháp công nghệ. Thế nhưng, theo ý kiến của nhiều chủ sở hữu quyền, đối với việc dùng các giải pháp pháp lý khi bị vi phạm bản quyền khá khó khăn, tốn kém thời gian và tiền bạc theo đuổi các vụ kiện. Nên nhiều chủ sở hữu quyền không chọn giải pháp kiện ra tòa khi tác phẩm của mình bị vi phạm.

Theo các chuyên gia về công nghệ, để bảo vệ bản quyền trên môi trường số, giải pháp khả thi nhất vẫn là sử dụng các giải pháp công nghệ bảo vệ bản quyền trên môi trường mạng để ngăn chặn sớm hành vi tải xuống và phân phối sách điện tử lậu.

Ở Việt Nam hiện nay, đã có một số giải pháp bảo vệ bản quyền do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ công nghệ. Ví dụ, giải pháp Sigma Multi-DRM được Cartesian, tổ chức hàng đầu thế giới về bảo mật dữ liệu số, công nhận. Giải pháp này do công ty Thủ Đô Multimedia phát triển và được áp dụng trong các dịch vụ truyền hình OTT ở trong nước và quốc tế.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng Giám đốc ThuDo Multimedia chia sẻ: “Chỉ có dùng giải pháp công nghệ mới có thể bảo vệ được nội dung số nói chung, sách điện tử nói riêng trên mạng Internet. Các nhà xuất bản nên tập trung vào việc xuất bản ra các cuốn sách, còn việc chống chọi với sách điện tử lậu hãy giao cho các công ty công nghệ có giải pháp, có kinh nghiệm triển khai”.

Ông Nguyễn Ngọc Hân: "Thủ Đô Multimedia là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam, cũng là doanh nghiệp duy nhất của Đông Nam Á, phát triển thành công giải pháp bảo mật dữ liệu số mang tên Sigma Multi-DRM đạt chuẩn toàn cầu".
Ông Nguyễn Ngọc Hân – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủ Đô Multimedia

Thủ Đô Multimedia là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam, cũng là doanh nghiệp duy nhất của Đông Nam Á, phát triển thành công giải pháp bảo mật dữ liệu số mang tên Sigma Multi-DRM đạt chuẩn toàn cầu.

“Sigma DRM không chỉ góp phần ngăn chặn tình trạng nhức nhối về vi phạm bản quyền trên môi trường Internet ở Việt Nam, mà còn góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp nội dung số Make in Vietnam phát triển” ông Hân nói thêm.