CDN: Nghiên cứu thị trường quốc tế và dự báo tới năm 2030

CDN: Nghiên cứu thị trường quốc tế và dự báo tới năm 2030

Báo cáo mạng lưới phân phối nội dung – Media Content Delivery Networks (CDN) thể hiện các thông tin liên quan tới động lực chính thúc đẩy tăng trưởng và xu hướng đi kèm với một báo cáo nghiên cứu thị trường.

Với sự tiêu thụ băng thông ít hơn và gia tăng tốc độ truyền dẫn, CDN cung cấp nội dung tương tác tốt, động, tĩnh tới người dùng cuối. Nội dung được yêu cầu bởi người dùng được đặt ngay tại máy chủ gần nhất trong mạng lưới. Khi thời gian chờ đợi nội dung (buffering time) ngày càng tăng, mối quan tâm của khách hàng bắt đầu giảm đi. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh.

Ví dụ, các hoạt động kinh doanh như kinh doanh online đòi hỏi phải duy trì được mối quan tâm của khách hàng cho tới khi họ lấy sản phẩm vào giỏ hàng và thanh toán. Để giữ chân khách hàng và chuyển đổi họ thành các khách hàng tiềm năng, tối ưu hoá một cách thích hợp và truyền dẫn nội dung tốc độ cao là điều kiện bắt buộc với bất cứ tổ chức nào.

Nhu cầu sử dụng CDN ngày càng tăng
Nhu cầu sử dụng CDN ngày càng tăng

Là một phần trong chiến dịch truyền thông, rất nhiều công ty thêm video vào trang web của họ, chia sẻ nội dung trực tiếp để tăng lượng truy cập tới website của họ. Các chiến lược marketing này chỉ hiệu quả khi các công ty nhận sự hỗ trợ của các mạng lưới phân phối nội dung CDN. Vì thế, các công ty phải cung cấp nội dung không gián đoạn. Cũng vì vậy, nhu cầu cho các giải pháp CDN ngày càng gia tăng, thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ CDN nói chung.

Tuy nhiên, các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng khi nhu cầu sử dụng video streaming để xem phim và quảng cáo gia tăng. Ngày nay, người dùng chia sẻ đường link video có thể chứa vi-rút dù họ không biết. Điều này khiến thông tin cá nhân của người dùng rơi vào tay của các tin tặc. Việc cung cấp bảo mật và quyền riêng tư xuyên suốt các nền tảng có thể trở thành thách thức với các công ty và các tổ chức.

Thêm vào đó, bởi dữ liệu bị sử dụng trái phép và thông tin bị rò rỉ khiến mối quan tâm tới bảo vệ bản quyền nội dung số ngày càng gia tăng.

Vì vậy, điều này đóng vai trò nhân tố thúc đẩy cho tăng trưởng của thị trường CDN. Khi nền tảng số đang ngày càng tăng, hoạt động của video trên các nền tảng OTT cũng tăng theo. Các video theo yêu cầu VOD đang ngày càng đơn giản hơn, nhanh hơn, rẻ hơn và người dùng có thể tải xuống nội dung video yêu thích bất cứ lúc nào và xem chúng vào lúc thích hợp.

OTT  và VOD sẽ được phân phối tới người dùng hiệu quả hơn nhờ hệ thống giải pháp CDN.

Đọc bản đầy đủ của báo cáo: TẠI ĐÂY

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Thủ Đô Multimedia để nhận ngay những tư vấn các gói cước thích hợp.

Bài viết liên quan

Content Delivery Network (CDN) giúp tăng tốc website

DRM bảo vệ hoạt động Live Streaming

Thị trường DRM được chờ đợi cán mốc 8,2 tỷ đô la vào năm 2027

Thị trường DRM được chờ đợi cán mốc 8,2 tỷ đô la vào năm 2027

Giữa khủng hoảng Covid-19, thị trường công nghệ bảo vệ bản quyền số DRM (Digital Rights Management) ước tính đạt 3,3 tỷ đô-la vào năm 2020, được cho là có khả năng đạt mốc 8,2 tỷ đô-la vào năm 2027, tăng trưởng với tốc độ khoảng 13,7% trong giai đoạn 2020-2027.

DRM mảng truyền hình và giải trí, một trong những mảng nghiên cứu trong báo cáo, được dự báo đạt mức tăng trưởng kỷ lục 14,6% và đạt 5,5 tỷ đô-la vào cuối giai đoạn nghiên cứu. Sau một nghiên cứu các tác động đến hoạt động kinh doanh của đại dịch, tăng trưởng của mảng DRM dành cho các doanh nghiệp được thay đổi còn 12,9% trong giai đoạn 7 năm tiếp theo.

Thị trường DRM tại Mỹ ước tính đạt 900,6 triệu đô-la, trong khi đó, Trung Quốc được dự báo tăng trưởng ở mức 18%.

Cụ thể:

Thị trường DRM tại Mỹ ước tính đạt 900,6 triệu đô-la vào năm 2020. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, được dự báo tăng trưởng đạt mức 1,9 tỷ đô la vào năm 2027 với tốc độ tăng 18%  trong giai đoạn 2020-2027. Trong số các thị trường đáng chú ý khác phải kể đến Nhật Bản và Canada. Mỗi thị trường được dự đoán tăng trưởng lần lượt ở mức 9,6% và 12% giai đoạn 2020-2027. Trong khu vực châu Âu, Đức được dự đoán tăng trưởng ở mức 10,8%.

DRM bảo vệ bản quyền nội dung số
DRM bảo vệ bản quyền nội dung số

Mảng phần mềm DRM đạt mức kỷ lục tăng trường 11,1%

Với mảng phần mềm DRM toàn cầu, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu ước tính sẽ tăng trưởng với mức 10,4%. Các thị trường trong khu vực này chiếm khoảng 465,5 triệu đô-la năm 2020 sẽ đạt mốc 930,5 triệu đô-la khi kết thúc kỳ nghiên cứu. Trung Quốc sẽ là nước tăng trưởng nhanh nhất trong cụm trên. Dẫn đầu bởi các nước Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, thị trường châu Á-Thái Bình Dương được dự báo đạt mốc 1,2 tỷ đô-la vào năm 2027, trong khi đó, Mỹ La-tinh sẽ tăng trưởng ở mốc 12,7% trong suốt giai đoạn nghiên cứu.

DRM hay Digital Rights Management là cách thức bảo vệ nội dung số với người xem bằng cách ngăn cản hành vi sao chép hay vi phạm bản quyền. DRM đã phát triển trở thành một công cụ buộc-phải-có đối với bất cứ nền tảng video livestream theo yêu cầu nào. DRM đảm bảo rằng, nội dung video được lưu trữ và chuyển đổi thành một định dạng được mã khoá. Nhờ vậy, chỉ những người dùng và thiết bị được cấp phép mới có thể xem video.

Nói một cách đơn giản, DRM là một công nghệ ngăn chặn hoạt động vi phạm bản quyền được người sáng tạo nội dung sử dụng nhằm giới hạn hoạt động sử dụng các nội dung số. Mục đích chính của DRM là ngăn người dùng truy cập, sao chép và chia sẻ các nội dung bất hợp pháp.

Theo https://www.businesswire.com/news/home/20211123005753/en/The-Worldwide-Digital-Rights-Management-Industry-is-Expected-to-Reach-8.2-Billion-by-2027—ResearchAndMarkets.com

Bài viết liên quan

Đặc tính tích hợp nhanh chóng và dễ dàng của DRM

DRM ngày càng dễ dàng tích hợp với nội dung

CDN đưa Netflix trở thành “Ông hoàng Streaming”

CDN đưa Netflix trở thành “Ông hoàng Streaming”

Netflix trộn các video xung quanh các máy chủ của nó dựa trên những nội dung công ty chờ đợi sẽ nhận được nhiều sự chú ý nhất. CDN của công ty – Open Connect có hai loại máy chủ: nhóm tia chớp, phụ trách truyền tải tốc độ cao, và nhóm lưu trữ, nơi lưu trữ 350TB dữ liệu. Nếu nội dung nào đó trong kho lưu trữ trở nên phổ biến, Netflix sẽ di chuyển các nội dung vào nhóm máy chủ tia chớp.

“Nhóm máy chủ tia chớp được thiết kế để phục vụ phần lớn lưu lượng, cũng như nhu cầu gia tăng của show truyền hình hoặc phim ảnh. Hệ thống của chúng tôi cho phép linh động giữa việc chuyển đổi từ nhóm lưu trữ sang nhóm tia chớp để đáp ứng nhu cầu trên,” Netflix chia sẻ.

Hàng trăm triệu người dùng túm tụm tại nhà và chờ đợi thú vui giải trí là một phép thử cho dự án 10 năm tuổi này. “Đại dịch thực sự là một bài kiểm tra với hệ thống cơ sở hạ tầng của chúng tôi, hoặc công nghệ của chúng tôi, theo cách mà hệ thống này không được xây dựng để phục vụ,” Haspilaire nói. Open Connect đã giúp chứng minh tương lai của Netflix trước nhu cầu gia tăng.

ÔNG HOÀNG STREAMING

Open Connect là một trong những lực đẩy ngầm phía sau khả năng hoạt động xuất sắc như những gì nó đã thể hiện trong quãng thời gian đại dịch. Nhưng còn rất nhiều bộ phận chuyển động giúp đưa Netflix đi trước rất xa so với đối thủ của nó.

Rayburn chỉ ra khả năng mã hoá âm thanh và video của Netflix là một trong số những ví dụ, dù rằng trải nghiệm người dùng cũng là một yếu tố. Ngay cả khi Netflix có lợi thế to lớn so với các đối thủ của nó, công ty bạn vẫn phải có một sản phẩm chủ lực vững chắc để tiếp tục tăng trường và giữ chân nền khách hàng.

Netflix xây dựng CDN riêng
Open Connect – CDN của Netflix

“Không ai lại không đồng ý hoặc đi tranh cãi với Netflix rằng họ đã xây dựng một hệ thống hoạt động trên quy mô lớn, và đó là thứ lớn nhất đang thiếu trong ngành của chúng ta” Rayburn nói. “Bạn chỉ có thể có được chừng đó khách hàng đăng kí kênh nếu bạn có thể mang lại trải nghiệm khách hàng chất lượng cao với số lượng lớn. Chưa có công ty nào có khả năng nhân rộng như Netflix. Không có công ty nào chuyên nghiệp tới mức đó.”

Nói một cách khác, người dùng phải thực sự thích thú với những gì được xây dựng trên nền tảng cấu trúc hạ tầng của Netflix. Không chỉ đảm bảo rằng dòng stream không bị vỡ, lag, việc đánh giá còn đi sâu vào sự phát triển các tính năng đa dạng của Netflix. Nhưng chúng ta không nghĩ nhiều về chúng, đơn giản vì chúng tự vận hành trơn tru. Nhưng Netflix liên tục làm việc để cải thiện nó.

“Chúng tôi không cho rằng một nền tảng có thể đáp ứng toàn bộ người dùng. Khi nghĩ về thiết kế, chúng tôi có thể chỉ thiết kế sản phẩm cho người dùng ở phương Tây, nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ hoạt động tốt ở Hàn Quốc hay Nhật Bản,” Phó Giám đốc sản phẩm và studio thiết kế – Steve Johnson nói. “Vì thế chúng tôi phải nghĩ về những sự khác biệt, đặc điểm riêng của các nước khác nhau đó.”

CDN chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên thành công của Netflix. Những công ty lớn hàng đầu thế giới chi số tiền khổng lồ cho CDN. Với những công ty nhỏ, sẽ phù hợp hơn nếu các công ty này sử dụng dịch vụ CDN chuyên nghiệp.

Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận tư vấn gói dịch vụ CDN phù hợp nhất với công ty của bạn.

Bài viết liên quan

Bí quyết thành công của Netflix: CDN (phần 5)

Bí quyết thành công của Netflix: CDN (phần 5)

Tại sao CDN của Netflix lại hoạt động tốt?

Điều mà Netflix quan tâm nhất là mang lại trải nghiệm xem phim tuyệt vời bất kể chất lượng nhà cung cấp dịch vụ mạng của bạn ra sao.

Để làm được điều này, Netflix “di chuyển” 3 bản sao của mỗi bộ phim của hãng tới các máy chủ của nền tảng xem phim này, mỗi bộ phim với chất lượng khác nhau. Nếu nhà cung cấp dịch vụ mạng của bị quá tải hoặc Internet bị lỗi kết nối trong vài giây, hệ thống có thể chuyển sang một version chất lượng thấp hơn của bộ phim, giúp bạn duy trì dòng stream mà không bị gián đoạn.

“Chúng tôi sẽ thay đổi chất lượng nội dung sao cho tương thích với chất lượng mạng mà không phải ngược lại,” Haspilaire nói. “Đây là lý do tại sao bạn không  nhìn thấy chất lượng mạng thay đổi đột ngột, streaming phim vẫn chạy liên tục. Bởi trong quãng thời gian ngắn ngủi, chúng tôi có thể thay đổi version phát cho bạn… vì vậy khi mạng Internet của bạn rớt rồi kết nối lại liên tục, bạn không thấy màn hình giật lag.”

Tại sao lại là 3 bản copy? Như Trendacosta đã nói từ trước, Internet mà chúng ta trải nghiệm hoàn toàn không đáng tin cậy. Kết nối mạng wifi tồi, hay bất cứ quãng đứt mạng nào cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng truy cập Internet theo cách mà bạn muốn. Netflix có thể giải quyết rất nhiều trong số các vấn đề về kết nối mạng thông qua sự hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ mạng.

“Chẳng ai lại bất đồng ý kiến hay tranh cãi với Netflix rằng, họ vừa xây dựng một hệ thống hoạt động trơn tru trên quy mô lớn.”

CDN của Netflix - Open Connect

Haspilaire nói, Netflix “đặt trước” nội dung của công ty này ở những thời điểm ít lưu lượng truy cập mạng Internet, do đó, nó không phải cạnh tranh với các luồng truy cập Internet khác xuất hiện vào giờ streaming cao điểm. Công ty này dự đoán nội dung nào sẽ phổ biến và theo đó gửi chúng tới các máy chủ.

“Chúng tôi không chỉ đặt nội dung tại tất cả các máy chủ ở khắp nơi trên thế giới, mà chúng tôi còn “đặt trước” chúng dựa vào nội dung nào đang phổ biến. Bởi chúng tôi dự đoán trước nội dung nào chuẩn bị hot, chúng tôi có thể đặt chúng càng gần các máy chủ truy cập càng tốt,” Haspilaire nói. “Việc đặt trước các bộ phim và các chương trình cho phép chúng tôi cung cấp 100% nội dung hiện có tại địa điểm gần với người dùng nhất. Và điều này về cơ bản loại bỏ rủi ro liên quan tới kết nối mạng gián đoạn.”

Tuỳ thuộc vào năng lực tài chính và định hướng hoạt động mà CDN phân bổ máy chủ ở những đâu. Một số CDN tập trung vào một vài quốc gia nhất định. Một số CDN phân bổ khắp nơi trên toàn thế giới. Những CDN lớn nhất có tới hàng ngàn máy chủ. Tất cả đều vận hành tự động để  phục vụ cho người dùng gần nhất.

Khoảng cách giữa người dùng và máy chủ phân phối nội dung càng ngắn, dữ liệu “di chuyển” càng nhanh, độ trễ thấp và tốc độ truyền nhanh hơn. Số lượng máy chủ nhiều hơn đồng nghĩa với khả năng cao là những người dùng ít gặp sự chậm trễ.

Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận tư vấn gói CDN phù hợp nhất để tốc độ truyền tải nội dung trên website của bạn cực nhanh.

Bài viết liên quan

Bí quyết thành công của Netflix: Mạng lưới CDN (phần 1)

Bí quyết thành công của Netflix: CDN (phần 2)

Bí kíp thành công của Netflix: CDN (phần 3)

Bí quyết thành công của Netflix: CDN (phần 4)

CDN đưa Netflix trở thành “Ông hoàng Streaming”

Bí quyết thành công của Netflix: CDN (phần 4)

Trong khi phần lớn CDN của bên thứ 3 đảm nhiệm nhiều tác vụ và quản lí rất nhiều yêu cầu nội dung của rất nhiều công ty – ví dụ như Akamai nói rằng công ty này có hàng nghìn khách hàng – CDN nội bộ của Netflix chỉ làm một việc duy nhất: nó phân phối nội dung của Netflix. Nếu một nhà phân phối nội dung không có mối quan hệ với CDN hoặc hệ thống máy chủ sẵn sàng, Law nói, sẽ có vô khối việc cần phải thực hiện để một bộ phim hay TV show có thể phát stream.

Trong khi Netflix không tiết lộ chi phí công ty phải bỏ ra bao nhiêu để duy trì các máy chủ này, Netflix nói rằng, công ty đã đầu tư khoảng 1 tỷ đô-la vào hệ thống Open Connect kể từ khi nó được tạo ra vào khoảng một thập niên trước đây. Đây thực sự là ném một núi tiền khổng lồ vào hệ thống CDN bởi trải nghiệm streaming người dùng có được là cốt lõi đối với toàn bộ chiến lược kinh doanh của Netflix. Mô hình đăng ký nền tảng một phần dựa trên chất lượng video streaming một người dùng muốn.

Netflix cũng phải giải quyết vấn đề liên quan tới hệ thống internet của Mỹ – về cơ bản rời rạc và dễ “đổ vỡ”.

“Lý do Netflix phải xây dựng một CDN là bởi hệ thống ISPs là “rác rưởi”, The Electronic Frontier Foundation – Tổ chức bản quyền nội dung số có trụ sở tại Mỹ nói với tờ The Verg, “và họ biết rằng khách hàng của công ty không muốn một màn hình tải trang liên tục hay chất lượng giảm.”

Ngày nay, không phải mọi ISP – nhà cung cấp dịch vụ Internet đều cho phép cài đặt phần cứng của Netflix. The Verge phỏng vấn một giám đốc điều hành của nhà mạng AT&T. Người này nói rằng, nhà mạng vẫn bản riêng thiết bị kết nối mạng tối ưu dành cho Netflix, thay vì để Netflix cài đặt các thiết bị vật lí vào trung tâm dữ liệu của nhà mạng.

Khi được hỏi làm cách nào sự sắp xếp trên và các mạng khác hoạt động tương thích với chương trình Open Connect, Netflix nói rằng, công ty nhìn nhận mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ Internet trên toàn thế giới là linh hoạt.” một người đại diện của công ty nói mọi phương án hợp tác có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào hệ thống hỗ trợ của nhà mạng, và Netflix sẽ tìm kiếm các điểm kết nối khác để mang nội dung của công ty đến với người dùng. 

Bài viết liên quan

Content Delivery Network (CDN) giúp tăng tốc website