Lý do Netflix dừng hỗ trợ một số thiết bị và những vấn đề liên quan đến bản quyền

Lý do Netflix dừng hỗ trợ một số thiết bị và những vấn đề liên quan đến bản quyền

Một vài năm trước, Netflix thông báo dừng hỗ trợ các thiết bị cũ của các hãng Samsung, Roku và Vizio. Nhưng lý do những thiết bị trên không còn được hỗ trợ không quá rõ ràng, ngoài việc chúng đã “lỗi thời”. Một tài liệu hỗ trợ của Netflix nói rằng, vấn đề nằm ở các “giới hạn kỹ thuật”. Sau đó, Netflix đã chia sẻ một vài thông tin chi tiết liên quan tới các ‘giới hạn kỹ thuật” nêu trên. Và lý do, không ai khác, liên quan đến vấn đề bản quyền.

DRM là gì

DRM (Digital Rights Management) là những giải pháp công nghệ giúp ngăn chặn ăn cắp chất xám trên nền tảng số. Rất nhiều nhà sáng tạo nội dung dựa vào công nghệ này để hạn chế những gì người dùng có thể thực hiện với nội dung họ cung cấp.

Phần lớn các giải pháp DRM sử dụng một vài dạng mã hoá (cryptographic encryption) để bảo vệ nội dung. Mã hoá (Encryption) là một công nghệ che giấu thông tin bằng cách thay đổi nó theo một mô thức bí mật.

Netflix sử dụng giải pháp DRM của Microsoft với tên gọi PlayReady DRM kể từ năm 2010. Nhờ công nghệ này, Netflix có thể cung cấp dịch vụ tới hàng triệu TV, thiết bị thông minh mà bạn có thể thấy ngày nay. Đồng thời, nó thoả mãn các nhà sáng tạo nội dung ở khía cạnh công sức của họ không thể bị đánh cắp.

Tuy nhiên, Netflix đã sử dụng phiên bản cũ hơn là Windows Media DRM cho các thiết bị như Roku. Những thiết bị này bị “bỏ lại” phía sau nếu Netflix dừng sử dụng tiêu chuẩn DRM cũ và nếu các thiết bị này không thể nâng cấp lên phù hợp với PlayReady.

Thực tế, những thiết bị trên không còn có thể hỗ trợ công nghệ mới. Netflix nói với trang The Verge rằng, các thiết bị cũ của Samsung và Vizio không còn được hỗ trợ bởi lý do tương tự.

Thiet bi khong ho tro boi
Một vài thiết bị Android không được hỗ trợ đến từ Netflix

Tầm quan trọng của DRM trong bảo vệ bản quyền số

Như đã nói, DRM (Digital Rights Management) đóng một vai trò quan trọng trong thế giới số ngày nay. Nó cung cấp thông tin cho người dùng về quyền sở hữu trí tuệ bằng cách làm rõ những điều mà họ có thể hoặc không thể làm với từng loại nội dung. Nó cho phép các nhà sáng tạo nội dung và chủ sở hữu các tài liệu số bảo vệ khoản đầu tư và chất xám mà họ đã bỏ ra.

Về mặt kỹ thuật, sản phẩm DRM bao gồm một “khoá” nội dung sử dụng một mật mã. Việc tích hợp DRM vào hệ thống không hề đơn giản. Nó đòi hỏi một chứng nhận cấp phép trong sản phẩm (license) và đánh giá các yếu tố khác nhau như: hệ thống nội dung toàn cầu và mô hình kinh doanh.

Kết luận

Xoay quanh những vấn đề liên quan đến PlayReady, chúng ta có thể thấy được Netflix đang có những bước triển khai cụ thể và rõ ràng để bảo vệ bản quyền nội dung số của họ, khi nền tảng này đang gặp phải những vấn đề lớn xoay quanh phim lậu. Dù việc nâng cấp đánh đổi với việc mất đi một lượng người tiêu dùng, đây vẫn là nước đi hợp lí để hướng đến một cộng đồng lớn mạnh, văn minh hơn.

Để biết thên thông tin chi tiết, hãy liên lạc ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận sự hỗ trợ của các chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm.

Giải Pháp Sigma DRM Mạnh Mẽ Và Luồng Hoạt Động Chính

Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Thủ Đô Multimedia tìm hiểu về cách thức cũng như luồng hoạt động chính của Sigma DRM nhé!

Về giải pháp Sigma DRM

Sigma DRM là giải pháp hướng tới việc bảo vệ nội dung số trong quá trình truyền tải nội dung trên Internet. Đây là giải pháp tập trung vào việc bảo mật nội dung media, cung cấp một hệ thống có tính sẵn sàng cao và khả năng chịu tải lớn. Giải pháp Sigma DRM được triển khai trên đám mây (cloud), nên khả năng mở rộng của hệ thống là rất lớn và năng lực của hệ thống có thể cấp hàng nghìn license (cấp phép truy cập) trên giây.

Cách thức hoạt động của Sigma DRM

Mỗi khi người dùng yêu cầu nội dung trang HTML, ảnh, video… các nội dung này sẽ được mã hoá bởi giao thức truyền tải siêu văn bản bảo mật (HTTPS, có thể có hoặc không); tiếp đến thông qua một hệ thống CDN để tối ưu hoá việc phân phối nội dung theo khu vực địa lí (có thể có hoặc không); sau đó các nội dung người dùng yêu cầu sẽ được đóng gói.

Bước đóng gói là bước mã hoá nội dung. Nghĩa là nội dung trước khi phát hành lên mạng phải được mã hóa sử dụng bởi hệ thống Sigma DRM và đóng gói thành các định dạng phù hợp với lựa chọn thiết bị của người dùng. Khi mã hóa video, hệ thống đóng gói phải gọi sang hệ thống Sigma DRM để tạo khóa cho từng nội dung video. Khóa mã này sẽ được lưu trữ vào hệ thống dữ liệu bảo mật của SigmaDRM để phục vụ cho việc cấp phát license cho người dùng.

Để yêu cầu một license (cấp phép), thành phần DRM trong player của ứng dụng sẽ phải sử dụng một số thông tin để mở một yêu cầu lấy license (cấp phép) tới hệ thống Sigma DRM. Hệ thống Sigma DRM sẽ sử dụng các thông tin gửi lên để xác thực tính đúng đắn của người dùng và cấp phát license cho người dùng để giải mã nội dung. Nhờ vậy, người dùng có thể xem được nội dung đã yêu cầu ban đầu.

Đọc thêm Khái niệm CDN? CDN viết tắt của từ gì?

Các phương thức xác thực của Sigma DRM

Có một vài cách để hỗ trợ việc xác thực người dùng. Hiện tại hệ thống Sigma DRM hỗ trợ 2 phương thức xác thực dưới đây:

Ngoài ra, Sigma DRM còn hỗ trợ thêm phương thức xác thực bằng Token

Đọc thêm: Tại sao DRM lại rất cần thiết?

Kết luận

Thông qua hệ thống khoá kỹ thuật số DRM, các nội dung phân phối trên môi trường mạng sẽ được bảo mật tuyệt đối. Hãy liên hệ với Thủ Đô Multimedia để nhận tư vấn gói Sigma DRM – công cụ bảo vệ nội dung phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.

Liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để chúng tôi có thể biết về dự án của bạn!

DRM Và Công Cuộc Bảo Vệ Bản Quyền Âm Nhạc Trực Tuyến

DRM Và Công Cuộc Bảo Vệ Bản Quyền Âm Nhạc Trực Tuyến

Ngày càng có nhiều lựa chọn mua nhạc số trực tuyến, nhưng đi kèm với đó, người dùng càng bối rối trước điều khoản hạn chế sử dụng. DRM sẽ là phương tiện chính giúp các bên phân phối có thể kiểm soát nội dung cũng như bảo vệ chất xám của mình, vừa đảm bảo trải nghiệm liền mạch của người tiêu dùng.

Thị trường âm nhạc trực tuyến

Về DRM

Ngày càng có nhiều lựa chọn mua nhạc số trực tuyến. Nhưng đi kèm với đó, người dùng càng bối rối trước điều khoản hạn chế sử dụng. Người dùng có thể nhận được ít hơn nhưng chất hơn những gì dịch vụ hứa hẹn.

Rất nhiều dịch vụ âm nhạc số sử dụng bảo vệ bản quyền kĩ thuật số DRM (Digital Rights Management). DRM ngăn người dùng sử dụng các thiết bị chơi nhạc từ xa hay mix (trộn) lại bản nhạc.

Chiếc khiên bảo vệ vững chắc

Hãy quên việc bẻ khoá DRM để chép đĩa CD đem bán. Bẻ khoá DRM hay phân phối các công cụ bẻ khoá DRM có thể khiến một người dính líu tới các vấn đề vi phạm bản quyền, chiếu theo Đạo luật bảo vệ bản quyền kĩ thuật số – Digital Millennium Copyright Act – DMCA, dù rằng, bạn không làm điều gì trái pháp luật.

Nói cách khác, trong thời đại dịch vụ nhạc bảo vệ bản quyền, những thính giả hâm mộ âm nhạc tuân thủ luật thường nhận được ít lợi ích hơn nhưng chất lượng cao so với thế giới đĩa nhạc CD trong quá khứ.

APPLE và công cuộc bảo vệ bản quyền âm nhạc

Apple hiện tại đang giữ quyền thay đổi những bản nhạc bạn mua từ iTunes Music Store bất cứ lúc nào. Ví dụ, vào tháng 04/2004, Apple quyết định thay đổi DRM để người dùng có thể  sao chép nhạc ra đĩa CD 7 lần, giảm từ 10 lần.

Một trong những cách thay đổi chủ sở hữu là quyền bán hoặc cho đi tài sản của một người. Đây được gọi là lần bán đầu tiên (first sale) và nó được bảo vệ một cách rõ ràng theo luật. DRM của Apple vô hiệu lần bán đầu tiên này – hãy thử hỏi George Hotelling – người từng đưa tài khoản và mật khẩu đăng nhập iTunes Music Store để bán lại một bài hát duy nhất.

Bảng dưới đã chỉ ra rằng, có rất nhiều cách DRM của Apple giới hạn những gì bạn có thể làm với một bài hát mà bạn “sở hữu”. Rất nhiều nền tảng tải xuống khác lựa chọn đặt các hạn chế nội dung.

Tìm hiểu thêm: https://thudomultimedia.com/protect-your-music-with-sigma-drm-music/

Những điểm hạn chế của DRM

Việc áp dụng các hình thức bảo vệ bản quyền âm nhạc cũng để lại nhiều bất cập đối với người tiêu dùng. Đặc biệt với kho nhạc Itune của Apple:

  • Hạn chế số bản sao lưu: Bài hát có thể được sao chép tới 5 máy tính.
  • Hạn chế chuyển định dạng: Các bài hát chỉ được bán ở định dạng AAC – Advanced Audio Coding – “Mã hóa âm thanh nâng cao”với Apple DRM.
  • Giới hạn tương thích với một số máy chơi nhạc: chỉ iPod và các thiết bị Apple.
  • Không được phép mix lại nhạc: Không thể chỉnh sửa, cắt gọt hoặc làm nhạc mẫu.

Tìm hiểu thêm: https://viettelstore.vn/tin-tuc/cong-cu-itunes-la-gi-va-nhung-tinh-nang-noi-bat-cua-itunes

TỔNG KẾT

Dù có nhiều mặt hạn chế đối với người tiêu dùng, song việc sử dụng các phần mềm bảo vệ bản quyền là một điều thiết yếu trong thị trường âm nhạc hiện tại.

Hãy liên hệ với Thủ Đô Multimedia để biết về những giải pháp bảo vệ bản quyền của chúng tôi!

Contact Now

DRM – sao lại rất cần thiết?

DRM – sao lại rất cần thiết?

Trong thời đại công nghệ số, DRM thực sự rất quan trọng để bảo vệ bản quyền của nội dung doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu với Thu Do Multimedia ngay nhé!

Các sản phẩm kĩ thuật số (phim ảnh, tin tức, nhạc số…) đều có chủ sở hữu (nói một cách “kĩ thuật” là đều có bản quyền) – không phải những người phát tán chúng mà là những người làm ra chúng (các xưởng phim, các nhà xuất bản).

Ngay cả khi chúng ta mua các sản phẩm này, chúng không thuộc sở hữu của chúng ta. Chúng ta có quyền chơi nhạc, xem phim nhưng không có quyền phân phối hay sao chép chúng. Bất cứ nội dung nào không được bảo vệ, lan truyền trên hệ thống mạng có thể dễ dàng bị hack bởi các hacker có kinh nghiệm. Tiếp đó, nội dung được phân phối tràn lan trên mạng. Hành động trái phép này nên được kiểm soát ngay từ đầu, tránh những hành vi xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ.

DRM (Digital Rights Management systems) được dùng để ngăn chặn các nội dung này không bị tải xuống, sao chép và từ đó ngăn những thiệt hại về tài chính với chủ sở hữu. Khi một nền tảng phân phối nội dung muốn trình chiếu các nội dung được bảo vệ, nó phải tích hợp hệ thống phần mềm trong quá trình lưu trữ và tái phân phối, bao gồm cả DRM (Digital Rights Management).

Hệ thống DRM hoạt động như thế nào?

Bởi có rất nhiều hệ thống phân phối nội dung khác nhau (qua website, ứng dụng, TV…) và để tránh sập hệ thống, các studio sản xuất nội dung thường lựa chọn các thương hiệu uy tín. Về mặt kỹ thuật, sản phẩm DRM bao gồm một “khoá” nội dung sử dụng một mật mã. Việc tích hợp DRM vào hệ thống không hề đơn giản. Nó đòi hỏi một chứng nhận trong sản phẩm và đánh giá các yếu tố khác nhau như: hệ thống nội dung toàn cầu và mô hình kinh doanh.

Thủ Đô Multimedia đã rất nỗ lực để đầu tư phát triển công nghệ Sigma DRM. Với việc đạt được chứng nhận của Cartesian, Thủ Đô là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam, cũng là doanh nghiệp duy nhất của Đông Nam Á, là 1 trong 6 doanh nghiệp của châu Á đạt được chứng nhận này. Chúng tôi đã cân nhắc kĩ lưỡng nhu cầu sáng tạo, phát triển và phân phối nội dung. Thủ Đô Multimedia cũng đánh giá hệ thống cấu trúc web, các ứng dụng, các nhu cầu cập nhật mới sản phẩm.

chung chi Catersian
Chứng nhận của Castesian cho giải pháp Sigma Multi DRM

Đọc thêm: Cách hoạt động của Sigma DRM

Công nghệ DRM của Thủ Đô Multimedia

ứng dụng các kỹ thuật bảo vệ bản quyền mới nhất và vẫn đảm bảo các chi phí hợp lí với các nhà phát triển nội dung. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn phù hợp nhất với công ty bạn.

DRM bảo vệ nội dung trực tuyến trên Spotify

DRM bảo vệ nội dung trực tuyến trên Spotify

DRM (Digital rights management) giúp bảo vệ bản quyền các sản phẩm kĩ thuật số. Cách thức này bao gồm sử dụng các công nghệ giúp giới hạn khả năng sao chép, sử dụng, phân phối các nội dung. Bằng những cách thức khác nhau, DRM cho phép các nhà sản xuất nội dung kiểm soát những gì người dùng có thể làm với sản phẩm của họ.

Streaming và dịch vụ máy chủ hosting đóng vai trò rất quan trọng với hoạt động bảo vệ bản quyền trí tuệ và bản quyền số. Những nhà sáng tạo nội dung “xuất bản” (hay đăng tải) công việc của họ trên những nền tảng hỗ trợ kiếm tiền (và đồng thời ngăn chặn sự “mất mát” các sản phẩm của họ). Nhờ các nền tảng này, họ có một sự nghiệp lâu dài hơn những người khác.

2. Tại sao Podcast là sân chơi sáng tạo tuyệt đỉnh

Podcast không giống như các nền tảng nội dung khác, đây là sân chơi nơi bạn có thể: “bắn ý tưởng” thoải mái mà không cần lo lắng về ngoại hình hay bối cảnh. Không cần quá quan tâm đến vẻ ngoài trang điểm lấp lánh, chỉ cần giọng nói “ngầu” và một Podcast có nội dung hấp dẫn, người sáng tạo có thể sẵn sàng chinh phục thế giới!

Có một đối tượng khán giả cho tất cả mọi người! Cho dù bạn đam mê ẩm thực, đam mê công nghệ hay là một “chuyên gia” về cách nuôi thú cưng, cách chi tiêu tiền bạc hay kỹ năng sống và chăm sóc tâm hồn, chắc chắn sẽ có ai đó ngoài kia háo hức lắng nghe mọi câu chuyện bạn chia sẻ. “Podcast” giúp kết nối với mọi người, từ những người đồng cảm đến những người có cùng sở thích.

DRM hoạt động như nào tại Spotify

Trong trường hợp streaming nội dung đa phương tiện (các bản nhạc, podcast..) như của Spotify, DRM được xây dựng bên trong nền tảng này. Hầu hết người dùng Spotify không tải xuống các thư viện kỹ thuật số bản nhạc yêu thích của họ. Với những người muốn tải xuống thư viện số này, họ không thể dễ dàng truy cập hoặc chơi nhạc trên các thiết bị khác hoặc các ứng dụng khác. Điều này cho phép Spotify trả tiền cho những nhà sáng tạo nội dung của họ.

Tuy vậy, Spotify không sở hữu các bài hát mà các nghệ sỹ đăng tải. Công ty này mua bản quyền kĩ thuật số từ các hãng thu âm. Một cách khác cho phép các nhà sáng tạo nội dung cài DRM vào các tác phẩm của họ là thông qua dịch vụ hosting.

Dịch vụ hosting (giúp công bố, phân phối nội dung lên Internet) đảm bảo mức độ bảo mật nhất định cho các nhà sáng tạo nội dung. Một số nền tảng hosting thì tốt hơn một số nền tảng khác ở mặt này. Các tổ chức ủng hộ bảo vệ bản quyền trí tuệ thường nhắm tới Youtube bởi nền tảng này không làm mọi việc có thể để bảo vệ công sức của các nhà sáng tạo nội dung. Nhiều video trên nền tảng này vẫn có thể tải xuống, lưu trữ và phân phối trên nhiều nền tảng khác một cách không giới hạn.

Đọc thêm: Cách tạo Podcast và quản lý hiệu quả bằng DRM

Kết luận:

Nhiều nền tảng hosting nổi tiếng với các giải pháp DRM thích hợp thường được trang bị công nghệ tốt hơn rất nhiều để bảo vệ các nhà sáng tạo nội dung khỏi nạn ăn cắp trên môi trường số. Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để được tư vấn các giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số – điều ngày càng trở nên khó khăn hơn trên môi trường mạng.