DRM bảo vệ nội dung trực tuyến trên Spotify

DRM bảo vệ nội dung trực tuyến trên Spotify

DRM (Digital rights management) giúp bảo vệ bản quyền các sản phẩm kĩ thuật số. Cách thức này bao gồm sử dụng các công nghệ giúp giới hạn khả năng sao chép, sử dụng, phân phối các nội dung. Bằng những cách thức khác nhau, DRM cho phép các nhà sản xuất nội dung kiểm soát những gì người dùng có thể làm với sản phẩm của họ.

Streaming và dịch vụ máy chủ hosting đóng vai trò rất quan trọng với hoạt động bảo vệ bản quyền trí tuệ và bản quyền số. Những nhà sáng tạo nội dung “xuất bản” (hay đăng tải) công việc của họ trên những nền tảng hỗ trợ kiếm tiền (và đồng thời ngăn chặn sự “mất mát” các sản phẩm của họ). Nhờ các nền tảng này, họ có một sự nghiệp lâu dài hơn những người khác.

2. Tại sao Podcast là sân chơi sáng tạo tuyệt đỉnh

Podcast không giống như các nền tảng nội dung khác, đây là sân chơi nơi bạn có thể: “bắn ý tưởng” thoải mái mà không cần lo lắng về ngoại hình hay bối cảnh. Không cần quá quan tâm đến vẻ ngoài trang điểm lấp lánh, chỉ cần giọng nói “ngầu” và một Podcast có nội dung hấp dẫn, người sáng tạo có thể sẵn sàng chinh phục thế giới!

Có một đối tượng khán giả cho tất cả mọi người! Cho dù bạn đam mê ẩm thực, đam mê công nghệ hay là một “chuyên gia” về cách nuôi thú cưng, cách chi tiêu tiền bạc hay kỹ năng sống và chăm sóc tâm hồn, chắc chắn sẽ có ai đó ngoài kia háo hức lắng nghe mọi câu chuyện bạn chia sẻ. “Podcast” giúp kết nối với mọi người, từ những người đồng cảm đến những người có cùng sở thích.

DRM hoạt động như nào tại Spotify

Trong trường hợp streaming nội dung đa phương tiện (các bản nhạc, podcast..) như của Spotify, DRM được xây dựng bên trong nền tảng này. Hầu hết người dùng Spotify không tải xuống các thư viện kỹ thuật số bản nhạc yêu thích của họ. Với những người muốn tải xuống thư viện số này, họ không thể dễ dàng truy cập hoặc chơi nhạc trên các thiết bị khác hoặc các ứng dụng khác. Điều này cho phép Spotify trả tiền cho những nhà sáng tạo nội dung của họ.

Tuy vậy, Spotify không sở hữu các bài hát mà các nghệ sỹ đăng tải. Công ty này mua bản quyền kĩ thuật số từ các hãng thu âm. Một cách khác cho phép các nhà sáng tạo nội dung cài DRM vào các tác phẩm của họ là thông qua dịch vụ hosting.

Dịch vụ hosting (giúp công bố, phân phối nội dung lên Internet) đảm bảo mức độ bảo mật nhất định cho các nhà sáng tạo nội dung. Một số nền tảng hosting thì tốt hơn một số nền tảng khác ở mặt này. Các tổ chức ủng hộ bảo vệ bản quyền trí tuệ thường nhắm tới Youtube bởi nền tảng này không làm mọi việc có thể để bảo vệ công sức của các nhà sáng tạo nội dung. Nhiều video trên nền tảng này vẫn có thể tải xuống, lưu trữ và phân phối trên nhiều nền tảng khác một cách không giới hạn.

Đọc thêm: Cách tạo Podcast và quản lý hiệu quả bằng DRM

Kết luận:

Nhiều nền tảng hosting nổi tiếng với các giải pháp DRM thích hợp thường được trang bị công nghệ tốt hơn rất nhiều để bảo vệ các nhà sáng tạo nội dung khỏi nạn ăn cắp trên môi trường số. Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để được tư vấn các giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số – điều ngày càng trở nên khó khăn hơn trên môi trường mạng.

7 cách DRM bảo vệ bản quyền nội dung số

7 cách DRM bảo vệ bản quyền nội dung số

Trước xu hướng ngày càng gia tăng của các loại hình truyền dẫn dữ liệu như các trang tải xuống nội dung bằng torrent (link tải tốc độ cao), vấn nạn ăn cắp bản quyền trực tuyến ngày càng trở nên nhức nhối. Công nghệ DRM (Digital Rights Management) không “bỏ tù” những người tham gia vào hoạt động phân phối trái phép nội dung. Thay vào đó, DRM khiến họ không thể ăn cắp hoặc chia sẻ các nội dung ngay từ đầu.

Mô hình hoạt động của DRM

Phần lớn các trường hợp, DRM bao gồm các đoạn mật mã (codes) giúp ngăn cấm hoạt động sao chép, hoặc các đoạn mã giới hạn thời gian hoặc số lượng thiết bị có thể truy cập một sản phẩm.

DRM bảo vệ nội dung số
DRM bảo vệ nội dung số

Các nhà xuất bản, tác giả, hoặc các nhà sáng tạo nội dung khác sử dụng một ứng dụng cho phép mã hóa nội dung, dữ liệu, sách điện tử, phần mềm, hoặc bất cứ tư liệu bản quyền nào khác. Chỉ những ai có chìa khóa giải mã (decryption keys) mới có thể truy cập vào dữ liệu trên. Họ cũng có thể sử dụng các công cụ để giới hạn/hạn chế những gì người dùng có thể làm với dữ liệu.

Đọc thêm: Digital Guardian

Cách DRM bảo vệ nội dung của bạn

Có rất nhiều cách để bảo vệ nội dung, phần mềm, sản phẩm. DRM cho phép công ty bạn:

  • Giới hạn hoặc ngăn chặn người dùng sửa hoặc lưu trữ dữ liệu.
  • Giới hạn hoặc ngăn chặn người dùng chia sẻ hoặc chuyển tiếp các sản phẩm hoặc nội dung.
  • Giới hạn hoặc ngăn chặn người dùng in ấn nội dung. Với một vài nội dung, các trang văn bản hoặc tác phẩm nghệ thuật chỉ có thể được in ấn tới một số lượng nhất định.
  • Không cho phép người dùng chụp lại màn hình hoặc trình chiếu nội dung của bạn.
  • Đặt một ngày hết hạn trong các tài liệu hoặc phương tiện giải trí. Sau mốc thời gian này, người dùng sẽ không thể tiếp tục truy cập. Một cách khác để thực hiện là giới hạn số lần sử dụng của một người dùng. Ví dụ, một tài liệu không thể sử dụng sau khi người dùng nghe nó 10 lần hoặc mở tài liệu và in PDF 20 lần.
  • Chỉ truy cập nội dung từ một vài địa chỉ IP, địa điểm, hoặc thiết bị nhất định. Điều này có nghĩa rằng, nếu tài liệu của bạn chỉ được sử dụng ở Mỹ, thì nó không thể truy cập tại các quốc gia khác.
  • Tạo hình mờ (dạng text, hình ảnh, logo hay slogan) trong các tài liệu để thiết lập chủ quyền và nhận diện thương hiệu.

Đọc thêm: https://thudomultimedia.com/drm-digital-rights-management-la-gi-tpm-la-gi/

Bảo vệ bản quyền kĩ thuật số (DRM) cũng cho phép các nhà phân phối nội dung và các tác giả truy cập bản ghi chi tiết những ai hay thời điểm nào các phần mềm, nội dung, đa phương tiện được sử dụng. Ví dụ, bạn có thể nhận ra một sách điện tử (e-book) được tải xuống hoặc in ấn vào lúc nào và ai là người in nó.

Đọc thêm: DRM (Digital Rights Management)

Kết luận

Để có thể biết thêm thông tin về DRM, hãy liên hệ với Thủ Đô Multimedia để nhận về những thông tin cập nhật mới nhất

5 lợi ích quan trọng của DRM

5 lợi ích quan trọng của DRM

Như đã đề cập trong những bài viết trước, DRM (Digital rights management) là một cách để bảo vệ bản quyền cho các sản phẩm kĩ thuật số. Cách thức này bao gồm sử dụng các công nghệ giúp giới hạn khả năng sao chép và sử dụng các phần mềm hay thành quả đã được bảo vệ bản quyền.

Bằng một cách thức nhất định, DRM cho phép các nhà sản xuất nội dung kiểm soát những gì người dùng có thể làm với sản phẩm của họ.

Sau đây là 5 lợi ích quan trọng của DRM sở hữu:

DRM giáo dục người dùng về bản quyền và sản phẩm trí tuệ.

Phần lớn người dùng không quan tâm tới bảo vệ bản quyền và bị động hoàn toàn khi nói về bảo vệ bản quyền kĩ thuật số. Chừng nào còn có thể truy cập nội dung họ thích, họ không bận tâm tới những chi tiết khác. Khi DRM được tích hợp trong các tệp tin, các công ty có thể “giao tiếp” với người dùng về những gì họ có thể hoặc không thể làm liên quan tới nội dung số.

DRM giúp thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp được cấp phép

Các công nghệ bảo vệ bản quyền số hướng tới hạn chế cách mà người dùng có thể tương tác với nội dung số. Ví dụ như nghe nhạc trên rất nhiều thiết bị hoặc chia sẻ nội dung với bạn bè hoặc với gia đình. Những người dùng không muốn bị giới hạn bởi mã DRM có thể ủng hộ các nhà cung cấp các sản phẩm nội dung không có DRM. Từ đó, các nhà cung cấp được khuyến khích tìm kiếm các công nghệ được cấp phép khác tốt hơn DRM.

5 lợi ích của DRM
5 lợi ích quan trọng của DRM

DRM giúp các tác giả giữ bản quyền sản phẩm họ làm ra

Thật quá dễ dàng để một công ty hoặc một người dùng sao chép nội dung sách điện tử (ebook) từ một người khác. Sau đó, họ có thể gắn “chủ quyền” đây là sản phẩm của họ. Với DRM, việc ngăn chặn bất cứ ai thay đổi nội dung sản phẩm là hoàn toàn khả thi. Điều này cũng đặc biệt cần thiết với các nhà khoa học – những người dựa vào DRM để bảo vệ những sáng chế của họ.

DRM giúp bảo vệ dòng tiền

Các nhà sản xuất video và phim chi tiền để tạo ra các sản phẩm video với hi vọng rằng, họ sẽ có thể thu hồi khoản vốn khi sản phẩm lên sóng hoặc khi nó được stream hoặc phân phối trực tuyến (online). DRM đảm bảo rằng, chỉ những người dùng trả phí mới có thể xem phim hoặc video. Nó cũng đảm bảo rằng video chỉ có thể truy cập từ một nhóm khán giả nhất định. Ví dụ, các video có nội dung người lớn chỉ có thể được tiếp cận bởi những người xác thực được độ tuổi hợp pháp.

DRM có thể giúp bảo mật và giữ dữ liệu riêng tư

DRM ngăn chặn hiệu quả các người dùng không được cấp phép xem hoặc đọc các tài liệu mật. Các sản phẩm số đang chiếm một phần đáng kể nội dung mà mọi người tương tác và sử dụng hàng ngày. Thế giới số mở cửa cho hàng tá cơ hội khi liên quan tới bảo vệ các thông tin nhạy cảm, bao gồm các sản phẩm trí tuệ. Thời mà các tác giả cần quan tâm tới những vị khách hàng bán chui một cuốn sách bằng máy photocopy đã qua. Trong thế giới ngày nay, bảo vệ bản quyền kĩ thuật số đặc biệt quan trọng với các công ty thuộc bất cứ lĩnh vực nào để bảo mật tài sản là các thông tin.

DRM và 4 Cách Dễ Dàng Nhận Biết Tệp Tin Gắn DRM

DRM và 4 Cách Dễ Dàng Nhận Biết Tệp Tin Gắn DRM

Bạn có bao giờ tự hỏi các tệp tin nào đang gắn DRM và chúng ta chưa có quyền truy cập không? Cùng tìm hiểu thêm với Thủ Đô Multimedia nhé!

Về DRM

DRM là những giải pháp công nghệ số giúp ngăn chặn nạn ăn cắp chất xám trên nền tảng số. Rất nhiều nhà sáng tạo nội dung dựa vào công nghệ này để hạn chế quyền của người dùng với nội dung họ cung cấp.

Có rất nhiều cách để kiểm tra xem các dữ liệu có được DRM bảo vệ không. Mỗi cách thức phù hợp nhất với từng dạng tệp tin.

Các bước nhân biết DRM trong ứng dụng của bạn

Chúng ta sẽ tiến hành theo các bước cụ thể như sau:

Tệp âm nhạc hoặc video

Các tệp sẽ hiển thị cụ thể trạng thái bảo vệ (protection status) trong phần mô tả dữ liệu (metadata). Trong hệ điều hành Window, bạn có thể nhìn thấy thông tin này bằng cách nhấp chuột phải vào file nhạc hoặc video. Tiếp đó, nhấp vào phần Properties, nhấp tiếp vào mục Details. Trong mục này, nếu hiển thị Protected (được bảo vệ) là dữ liệu đã được bảo vệ.

Music and Video DRM

Tập tin (Folders)

Các tập tin chứa các tệp dữ liệu cũng hoạt động theo cách tương tự với tệp âm nhạc hoặc video. Nếu mở phần Properties và nhấp vào Details, bạn sẽ thấy một danh sách các tệp tin trong thư mục đó, cùng với trạng thái DRM được đính kèm.

Folder DRM

Các bộ phim thương mại

Do các bên hợp pháp sản xuất và phân phối luôn luôn được DRM bảo vệ. Các đĩa lậu, DVD tải xuống lậu và các bộ phim được mua từ các nguồn bất hợp pháp sẽ không có DRM. Đi kèm với đó là các rủi ro về tệp tin chứa phần mềm độc hại, virus hay virus mã hoá (ransomware).

Người dùng sẽ gặp những vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin nếu sử dụng những phần mềm và đĩa lậu này.

Film DRM

Ebooks

Các Ebooks nổi tiếng từ các nguồn hợp pháp như Amazon hay Apple luôn luôn được DRM bảo vệ. Bạn có thể xác thực một ebook được DRM bảo vệ thông qua phần mềm đọc ebook. Phần lớn ứng dụng đọc ebook cho phép người dùng nhấp chuột phải vào tiêu đề và xem mục Properties để biết được DRM có bảo vệ tệp tin đó hay không.

Rất nhiều công ty lớn như Apple hay Amazon đã nghiên cứu công nghệ bảo mật DRM trong nhiều thập kỉ. Những thử nghiệm DRM đầu tiên của Apple không thực sự thành công. Máy đọc sách Kindle cài giải pháp DRM khiến việc sao chép các cuốn sách trở nên khó khăn hơn, ngay cả trong thời đại ngày nay.

Ebook DRM

Khi các công ty lớn vào cuộc

Amazon hay Apple và nhiều công ty lớn khác tiếp tục đầu tư tiền của và nhân lực vào nghiên cứu. Điều này giúp các nhà sáng tạo nội dung kiếm được tiền chính đáng từ công sức của họ. Các nghiên cứu mới nhất về công nghệ blockchain và Non-fungible token (Mã không thể thay thế) – Những tài khoản số hoá – hứa hẹn những phương pháp hiệu quả nhằm cải thiện hiệu quả của công nghệ DRM.

Đọc thêm

https://www.reddit.com/r/LightNovels/comments/10bluok/anyone_know_how_to_remove_drm_on_new_version_of/

Kết luận

Từ những động thái trên, chúng ta đang thấy được những vấn đề về bản quyền đang ngày càng được quan tâm và chú ý đến bởi những doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực số. Vì để tránh thấp thoát doanh thu và ảnh hưởng đến doanh nghiệp của họ, việc sử dụng các giải pháp DRM ngày càng quan trọng.

Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để sản phẩm trí tuệ của bạn được bảo vệ bằng công nghệ DRM tiên tiến nhất.

Bạn có biết những phần mềm DRM hoạt động như nào không?

Bạn có biết những phần mềm DRM hoạt động như nào không?

Thế giới Internet ảnh hưởng lớn tới mọi khía cạnh của cuộc sống. Nó giúp người dùng tiếp cận nghệ thuật, giải trí, và đa phương tiện dưới nhiều hình thức.

Với các nhà cung cấp nội dung, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Các nghệ sĩ, nhà sản xuất nhạc, doanh nhân có thể mở rộng công việc của họ một cách vô cùng đơn giản. Cùng lúc, thành quả lao động của họ chưa bao giờ dễ bị ăn cắp đến vậy.

Điều này khiến các nhà sáng tạo nội dung gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nạn ăp cắp nội dung số là một mối quan tâm thường trực với những ai viết, sáng tác nhạc, video, lập trình để kiếm sống.

DRM là những giải pháp công nghệ giúp ngăn chặn ăn cắp chất xám trên nền tảng số. Rất nhiều nhà sáng tạo nội dung dựa vào công nghệ này để hạn chế những gì người dùng có thể thực hiện với nội dung họ cung cấp.

Digital Rights Management la gi 1
Cách thức hoạt động của DRM

Tìm hiểu thêm: DRM (Digital Rights Management) là gì? TPM là gì?

Cách thức hoạt động của DRM

Phần lớn các giải pháp DRM sử dụng một vài dạng mã hoá (cryptographic encryption) để bảo vệ nội dung. Mã hoá (Encryption) là một công nghệ che giấu thông tin bằng cách thay đổi nó theo một mô thức bí mật.

Vai trò mã hoá thay đổi tuỳ thuộc vào loại nội dung cần được bảo mật. Sau đây là một vài ví dụ  về cách thức khác nhau mà các công ty sử dụng mã hoá để bảo vệ sản phẩm trí tuệ:

  • Video game: có thể tạo ra một code (mật mã) riêng để cài đặt (installation). Sau đó, trò chơi theo lịch trình gửi mật mã này cho một máy chủ trực tuyến – được phát triển bởi các lập trình viên. Chỉ cần mật mã này khớp với mật mã trong thư mục quản lí trò chơi của lập trình viên, nghĩa là người dùng đang chơi phiên bản hợp pháp của trò chơi.
  • Người nghe nhạc: có thể xác thực việc người dùng có quyền sao chép một bản nhạc “ra ngoài” máy tính hay không. Bản thân bản nhạc có thể được mã hoá và yêu cầu các nhà phát triển cho phép giải mã khoá và cho phép sao chép.
  • Các ứng dụng phần mềm chuyên nghiệp: có thể gửi cho người dùng một USB vật lí có chứa mã code. Phần mềm trước khi khởi động sẽ kiểm tra xem USB đã được cắm chưa. Trong phần lớn trường hợp, phần mềm không thể chạy nếu không cắm USB trước.
  • Trình phát video trực tuyến: có thể không cho phép người dùng tải xuống video. Khi nhấp chuột phải vào video sẽ không xuất hiện các lựa chọn cho phép tải xuống. Thay vào đó, một thông báo sẽ xuất hiện, giải thích rằng, video được bảo vệ bởi DRM.

Trên đây là một vài trong số những biện pháp mà các nhà sản xuất nội dung có thể sử dụng để bảo vệ bản quyền trí tuệ. Nhìn chung, các sản phẩm kĩ thuật số càng đắt bao nhiêu, thì khả năng các nhà sản xuất nội dung bảo vệ công sức của họ càng tốt bấy nhiêu.

Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để sản phẩm trí tuệ của bạn được bảo vệ bằng công nghệ DRM tiên tiến nhất.

Content Delivery Network (CDN) giúp tăng tốc website

Content Delivery Network (CDN) giúp tăng tốc website

Nếu website của bạn tạo ra được sự quan tâm, lôi kéo được lượng lớn người dùng truy cập, đặc biệt là từ các khu vực khác nhau trên thế giới, thì CDN là một giải pháp buộc phải có. CDN giúp cung cấp nội dung nhanh chóng cho một số lượng lớn fan hoặc khách hàng.

Nhiều công ty lớn trên thế giới như Facebook, Google, Netflix, Amazon… có thể cung cấp nội dung đến người dùng cực nhanh, bất kể khách hàng của họ truy cập từ nơi nào trên thế giới. Điều đó là nhờ một mạng lưới CDN hoạt động hiệu quả.

Cách hoạt động của CDN

Về cách hoạt động, CDN vận hành tương tự như một Dịch vụ lưu trữ web (web hosting) đơn lẻ. Nhưng Content Delivery Network giúp tăng tốc website sao chép dữ liệu trang web trên nhiều máy chủ (server) đặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nhờ vị trí địa lý tối ưu, khoảng cách giữa website với khách hàng truy cập được rút ngắn.

Tuỳ thuộc vào năng lực tài chính và định hướng hoạt động mà CDN phân bổ máy chủ ở những đâu. Một số CDN tập trung vào một vài quốc gia nhất định. Một số CDN phân bổ khắp nơi trên toàn thế giới. Những Content Delivery Network giúp tăng tốc website lớn nhất có tới hàng ngàn máy chủ. Tất cả đều vận hành tự động để  phục vụ cho người dùng gần nhất.

Khoảng cách giữa người dùng và máy chủ phân phối nội dung càng ngắn, dữ liệu “di chuyển” càng nhanh, độ trễ thấp và tốc độ truyền nhanh hơn. Số lượng máy chủ nhiều hơn đồng nghĩa với khả năng cao là những người dùng ít gặp sự chậm trễ.

Sự chậm trễ xuất hiện ít hơn với nội dung web tĩnh, bao gồm văn bản và hình ảnh. Nhưng người dùng có thể phải chờ hàng giờ đồng hồ nếu muốn tải xuống các tệp hay tải nội dung video. Các hệ thống phân phối nội dung phần mềm này giảm thiểu tối đa sự chờ đợi của người dùng, đặc biệt khi có rất nhiều người cùng truy cập vào cùng một nội dung. Video chạy mượt hơn, chất lượng cao hơn, bắt đầu, tua nhanh hay quay lại, dừng lại nội dung đều nhanh chóng.

CDN rất thông minh. Giúp nén dữ liệu cực tốt mà không làm mất mát nội dung nào. Sau đó, hệ thống phân phối nội dung biết đâu là máy chủ trong mạng lưới cần nhận nhiệm vụ phục vụ người dùng nào.

Công ty cung cấp gói CDN hàng đầu

Nếu website, ứng dụng nội dung, ứng dụng mua hàng online của công ty bạn đang ngày càng có nhiều người dùng truy cập, hãy sử dụng ngay một hệ thống chuyên nghiệp. Thủ Đô Multimedia với đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam và kinh nghiệm nhiều năm trong mảng CDN, sẽ tư vấn giúp công ty bạn gói CDN phù hợp nhất.