Đặc tính tích hợp nhanh chóng và dễ dàng của DRM

Đặc tính tích hợp nhanh chóng và dễ dàng của DRM

Theo quan điểm của Pierre-Alexandre Bidard, Giám đốc Cao cấp Quan hệ Đối tác tại Viaccess-Orca, nhà cung cấp giải pháp OTT và TV hàng đầu thế giới, việc xác định một giải pháp DRM phù hợp dựa trên rất nhiều yếu tố, bao gồm khả năng “giải quyết sự khác biệt giữa những thiết bị khác nhau, khả năng vận hành theo ngữ cảnh tuỳ ý, và giá trị của nội dung.”

Như đã nói, DRM (Digital Rights Management) đóng một vai trò quan trọng trong thế giới số ngày nay. Nó cung cấp thông tin cho người dùng về quyền sở hữu trí tuệ bằng cách làm rõ những điều mà họ có thể hoặc không thể làm với từng loại nội dung. Từ đó, DRM cho phép các nhà sáng tạo nội dung và chủ sở hữu các tài liệu số bảo vệ khoản đầu tư và chất xám mà họ đã bỏ ra.

Đồng tình với ý kiến trên, Edgecast là một nhà cung cấp khác minh chứng cho sự phát triển tất yếu liên tục của bức tranh DRM. Thật vậy, bản thân công ty này đang trải qua sự chuyển đổi. John Bowers – kỹ thuật viên cao cấp của Edgecast trong một bài viết, nhấn mạnh kỳ vọng to lớn, kết hợp với diện mạo “đơn giản” tối đa của công nghệ DRM: “Một giải pháp công nghệ DRM bảo vệ bản quyền nội dung số cần phải hoạt động trơn tru với đa dạng các thiết bị, tích hợp dễ dàng với luồng công việc và hoàn toàn “vô hình” với những người dùng.”

Thực vậy, trong ngữ cảnh cung cấp gói dịch vụ DRM cao cấp, người sở hữu bản quyền nội dung ngày càng đưa ra các yêu cầu chi tiết trong việc ứng dụng DRM.

DRM bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến
DRM bảo vệ bản quyền nôi dung số

Thời gian một sản phẩm, hay một ý tưởng từ “phòng thí nghiệm” tới đưa ra thị trường trong lĩnh vực OTT ngày càng nhanh. Không có gì bất thường khi bắt gặp kỳ vọng ra mắt một dịch vụ mới trong vòng 6 tháng.” Bản chất thay đổi nhanh chóng của dịch vụ streaming ở chỗ, dịch vụ nội dung cần ra đời rất nhanh để cạnh tranh một cách hiệu quả. Liên quan tới DRM, điều đó có nghĩa là họ cần một giải pháp hỗ trợ hệ thống nội dung rất nhanh chóng, không phát sinh thêm chi phí khi tích hợp và có thể phát triển trong tương lai (bởi các yêu cầu thay đổi liên tục.)

Thủ Đô Multimedia là công ty hàng đầu tại Việt Nam về công nghệ DRM. Hàng tháng chúng tôi cấp hàng triệu giấy phép “licenses” DRM để bảo vệ nội dung số trên môi trường Internet – nơi hoạt động ăn cắp chất xám diễn ra hàng ngày và ngang nhiên. Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để nhận được tư vấn dịch vụ bảo vệ bản quyền nội dung số tốt nhất với chi phí hợp lí nhất hiện nay.

Bài viết liên quan

DRM ngày càng dễ dàng tích hợp với nội dung

DRM giải quyết 3 mối quan tâm của khách hàng

DRM bảo vệ hoạt động Live Streaming

DRM bảo vệ hoạt động Live Streaming

Việc livestream thành công hay không phụ thuộc vào mức độ an toàn của nền tảng streaming. Hoạt động live stream đòi hỏi được bảo vệ bởi DRM. Lý do: Hoạt động truy cập trái phép có thể làm tổn hại các chiến lược thúc đẩy doanh thu. Trong những bước tiếp theo Thủ Đô Multimedia sẽ chia sẻ cách thức DRM bảo vệ hoạt động livestream.

Như đã chia sẻ trong những bài viết trước, DRM hay Digital Rights Management là cách thức bảo vệ nội dung số với người xem bằng cách ngăn cản hành vi sao chép hay vi phạm bản quyền. DRM đã phát triển trở thành một công cụ buộc-phải-có đối với bất cứ nền tảng video livestream theo yêu cầu nào. DRM đảm bảo rằng, nội dung video được lưu trữ và chuyển đổi thành một định dạng được mã khoá. Nhờ vậy, chỉ những người dùng và thiết bị được cấp phép mới có thể xem video.

Nói một cách đơn giản, DRM là một công nghệ ngăn chặn hoạt động vi phạm bản quyền được người sáng tạo nội dung sử dụng nhằm giới hạn hoạt động sử dụng các nội dung số. Mục đích chính của DRM là ngăn người dùng truy cập, sao chép và chia sẻ các nội dung.

Cách thức DRM bảo vệ hoạt động livestream

Một hệ thống DRM đòi hỏi máy chủ cấp phép, đóng gói, mã hoá riêng biệt. Trước khi một live stream bắt đầu, nội dung video live sẽ được mã hoá và đóng gói, thường sử dụng nhiều hệ thống DRM khác nhau để tương thích với nhiều thiết bị. Ở đầu ra, khi một người xem cố gắng chơi lại một livestream cụ thể nào đó, máy chơi sẽ yêu cầu một chìa khoá (key) từ một máy chủ chuyên cấp phép. Máy chủ này sau đó xác định xem liệu người xem và thiết bị có bản quyền hay không. Sau đó, nó sẽ tạo ra một giấp phép (license) chứa một chìa khoá giải mã (key), hồi đáp lại yêu cầu. Nhờ sử dụng giải mã đó, ứng dụng chơi video sẽ chơi nội dung livestream cho người dùng.

Về cơ bản, quy trình 5 bước mã khoá DRM bao gồm:
1. Chuyển đổi định dạng: Livestream được mã hoá trên các máy chủ livestream đám mây thành các định dạng tương thích như MPEG-DASH hoặc HLS

2. Mã hoá: Bộ mã hoá sẽ mã hoá các files bằng các khoá từ một hoặc nhiều DRM. Khi sử dụng chúng, giải pháp DRM tích hợp vào dữ liệu thành một file kết xuất đồ hoạ – không thể đọc bởi những ai không sở hữu giải khoá thích hợp.

3. Lưu trữ: Video tương thích được lưu trữ trong một CDN, sẵn sàng cho người xem khi nhấn nút chơi video.

4. Xác thực: Máy chơi video “giao tiếp” với máy chủ DRM để kiểm tra xem giấy phép được cấp có hợp lệ không.

5. Chơi video: Ngay khi quá trình xác thực thành công, máy chơi có thể giải khoá video và chơi chúng theo yêu cầu của người dùng.

Hãy liên hệ với Thủ Đô Multimedia để nhận tư vấn giải pháp DRM phù hợp nhất với công ty bạn.

Đặc tính tích hợp nhanh chóng và dễ dàng của DRM

DRM bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến

Ngày càng có nhiều lựa chọn mua nhạc số trực tuyến. Nhưng đi kèm với đó, người dùng càng bối rối trước điều khoản hạn chế sử dụng. Người dùng có thể nhận được ít hơn nhưng chất hơn những gì dịch vụ hứa hẹn.

Rất nhiều dịch vụ âm nhạc số sử dụng bảo vệ bản quyền kĩ thuật số DRM (Digital Rights Management). DRM ngăn người dùng sử dụng các thiết bị chơi nhạc từ xa hay mix (trộn) lại bản nhạc.

Hãy quên việc bẻ khoá DRM để chép đĩa CD đem bán. Bẻ khoá DRM hay phân phối các công cụ bẻ khoá DRM có thể khiến một người dính líu tới các vấn đề vi phạm bản quyền, chiếu theo Đạo luật bảo vệ bản quyền kĩ thuật số – Digital Millennium Copyright Act – DMCA, dù rằng, bạn không làm điều gì trái pháp luật.

Nói cách khác, trong thời đại dịch vụ nhạc bảo vệ bản quyền, những thính giả hâm mộ âm nhạc tuân thủ luật thường nhận được ít lợi ích hơn nhưng chất lượng cao so với thế giới đĩa nhạc CD trong quá khứ.

Apple hiện tại đang giữ quyền thay đổi những bản nhạc bạn mua từ iTunes Music Store bất cứ lúc nào. Ví dụ, vào tháng 04/2004, Apple quyết định thay đổi DRM để người dùng có thể  sao chép nhạc ra đĩa CD 7 lần, giảm từ 10 lần.

DRM bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến
DRM bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến

Một trong những cách thay đổi chủ sở hữu là quyền bán hoặc cho đi tài sản của một người. Đây được gọi là lần bán đầu tiên (first sale) và nó được bảo vệ một cách rõ ràng theo luật. DRM của Apple vô hiệu lần bán đầu tiên này – hãy thử hỏi George Hotelling – người từng đưa tài khoản và mật khẩu đăng nhập iTunes Music Store để bán lại một bài hát duy nhất.

Bảng dưới đã chỉ ra rằng, có rất nhiều cách DRM của Apple giới hạn những gì bạn có thể làm với một bài hát mà bạn “sở hữu”. Rất nhiều nền tảng tải xuống khác lựa chọn đặt các hạn chế nội dung.

Những hạn chế khác trên kho nhạc iTunes:

  • Hạn chế số bản sao lưu: Bài hát có thể được sao chép tới 5 máy tính.
  • Hạn chế chuyển định dạng: Các bài hát chỉ được bán ở định dạng AAC – Advanced Audio Coding – “Mã hóa âm thanh nâng cao”với Apple DRM.
  • Giới hạn tương thích với một số máy chơi nhạc: chỉ iPod và các thiết bị Apple.
  • Không được phép mix lại nhạc: Không thể chỉnh sửa, cắt gọt hoặc làm nhạc mẫu.

DRM bảo vệ các bên sản xuất nội dung một cách toàn diện.

Công nghệ DRM bảo vệ bản quyền trí tuệ

Công nghệ DRM bảo vệ bản quyền trí tuệ

Công nghệ DRM có thể được ứng dụng như một giải pháp phần mềm và/hoặc phần cứng. Các công cụ này có thể giúp ngăn chặn các nỗ lực có chủ đích, cũng như không cố ý sử dụng trái phép.

Công nghệ DRM do Thủ Đô Multimedia phát triển cho phép kiểm soát truy cập và sử dụng các nội dung được bảo vệ theo một vài cách. Chúng tôi đặt một file hình ảnh phía bên trên một tài sản trí tuệ cần được bảo vệ để thay đổi diện mạo của dữ liệu và phát đi tín hiệu rằng, hình ảnh này không được phép sử dụng.

Chúng tôi cũng đặt một ID không thể nhìn thấy bằng mắt thường vào trong dữ liệu. Điều này giúp công ty bạn có thể tìm và theo dấu hoạt động sử dụng trực tuyến trái phép. Hình mờ (watermark) tiếp tục đính kèm với tài liệu dù nó có được thay đổi, sao chép hoặc chuyển đổi từ định dạng này sang định dạng khác.

Thêm nữa, toàn bộ các bản ghi tài sản trí tuệ sẽ bao gồm phần metadata (mô tả về dữ liệu) để tóm lược các thông tin bản quyền và giấy phép. Dữ liệu này có thể được thêm vào thủ công cho từng tài sản hoặc tự động thêm vào trong quá trình upload (tải lên), hoặc thêm vào trong tài liệu đính kèm với bản ghi tài sản. Với các tài liệu video, bản nhạc, hình ảnh, bản âm thanh, theo dõi thông tin giấy phép này là đặc biệt quan trọng để ngăn chặn hoạt động sử dụng trái phép.

Ứng dụng công cụ DRM vào tổ chức của bạn giúp bảo đảm rằng, nội dung của bạn được phân phối hợp pháp và thích hợp
Ứng dụng công cụ DRM vào tổ chức của bạn giúp bảo đảm rằng, nội dung của bạn được phân phối hợp pháp và thích hợp

Cuối cùng, DRM của chúng tôi có phép yêu cầu người dùng phải đọc và đồng ý với các điều khoản sử dụng tài liệu trong lần đầu tiên họ truy cập vào một trang web, chia sẻ dữ liệu hoặc tải xuống nội dung, để bảo vệ tài sản một cách hợp pháp trước hoạt động sử dụng không được phép.

Như đã nói, DRM (Digital Rights Management) đóng một vai trò quan trọng trong thế giới số ngày nay. Nó cung cấp thông tin cho người dùng về quyền sở hữu trí tuệ bằng cách làm rõ những điều mà họ có thể hoặc không thể làm với từng loại nội dung. Nó cho phép các nhà sáng tạo nội dung và chủ sở hữu các tài liệu số bảo vệ khoản đầu tư và chất xám mà họ đã bỏ ra.

Ứng dụng công cụ DRM vào tổ chức của bạn giúp bảo đảm rằng, nội dung của bạn được phân phối hợp pháp và thích hợp.

Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để được chúng tôi tư vấn ngay giải pháp thích hợp với tổ chức của bạn.

DRM (Digital Rights Management) là gì? TPM là gì?

DRM (Digital Rights Management) là gì? TPM là gì?

Các khoá kĩ thuật trên các mặt hàng công nghệ như DVDs, bản nhạc, và phần mềm được đánh giá là giải pháp quan trọng nhất nhằm ngăn chặn chia sẻ tệp tin bất hợp pháp.

Khái niệm DRM

Các khoá kĩ thuật số (Digital Locks) – còn được biết đến với tên gọi Quản lí Bản quyền Kĩ thuật số (Digital Rights Management –DRM) hay Biện pháp Bảo vệ bằng Công nghệ (Technological protection measures – TPM) – được các bên sở hữu bản quyền sử dụng để kiểm soát cách thức dữ liệu, phần mềm hay phần cứng có thể được sử dụng bởi các bên khác.

Ứng dụng của DRM

Ví dụ, chúng có thể:

  • Ngăn một điện thoại thông minh sử dụng một nhà cung cấp mạng không dây khác. Nói cách khác, một điện thoại chỉ được dùng một nhà mạng nhất định.
  • Khiến một DVD ở một vùng nhất định (ví dụ, Bắc Mỹ) không thể chạy ở một vùng khác (ví dụ: châu Âu).
  • Mã hoá một phần mềm để ngăn sao chép.
  • Ngăn trẻ em truy cập các nội dung người lớn.

DRM được sử dụng trong rất nhiều mảng từ âm nhạc, phim ảnh và ngành công nghiệp video game, cho tới các bên khác như người tiêu dùng, các nhà nghiên cứu, thư viện.

Các nhà phát triển kĩ thuật số giúp các sản phẩm trí tuệ khỏi bị ăn cắp, cũng tương tự như việc các ổ khoá vật lí giúp các tài sản cá nhân khỏi bị mất cắp.

Chuyên gia nói gì về DRM

“Nó giống với việc – bạn có một cửa hàng, bạn muốn khoá cửa vào buổi tối,” Danielle Parr – Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Phần mềm Giải trí Canada nói.

Stephen Waddell – Giám đốc Điều hành Quốc gia của ACTRA (Liên minh Điện Ảnh, Truyền Hình và Phát Thanh Canada) nói rằng, DRM là rất quan trọng nhằm ngăn chặn hoạt động sử dụng trái phép và vi phạm bản quyền công sức của các nghệ sĩ.

“Với tư cách là những người nắm giữ tác quyền, rõ ràng các thành viên của hiệp hội mong muốn công sức bỏ ra được đền đáp xứng đáng khi có ai đó muốn sử dụng sản phẩm của họ. Điều này không thể xảy ra nếu mọi người “ăn cướp” âm nhạc trắng trợn” ông chia sẻ với tờ CBC.

DRM – Bảo vệ bản quyền nội dung số

Phần mềm Window Vista từng ra mắt năm 2007 với hàng loạt công nghệ DRM được xây dựng bên trong nó. Michael Burke – Quản lí Chương trình của team Microsoft nói rằng, nếu không có khoá kĩ thuật số, các nhà sản xuất nội dung không có mong muốn để người dùng chơi nhạc, xem phim hoặc các hoạt động khác trên máy tính của họ.

Parr nói rằng, khoá kĩ thuật số (digital locks) không chỉ được dùng để chống sao chép, nó còn được dùng để tạo ra các tính năng người dùng mong muốn. Ví dụ: Các bậc cha mẹ có thể ngăn con mình xem những hình ảnh bạo lực.

Khoá kĩ thuật số DRM còn được dùng để bảo mật thông tin riêng tư của các tổ chức hay các cá nhân như hồ sơ sức khoẻ.

Với hàng loạt các lợi ích dành cho nhiều đối tượng người sử dụng, hãy liên lạc ngay với Thủ Đô Multimedia để được tư vấn các giải pháp DRM tốt ưu nhất.

Nếu bạn quan tâm tới tăng tốc website, hãy xem sản phẩm CDN của chúng tôi: Khái niệm CDN? CDN viết tắt của từ gì?